phòng khám hoặc chăm sóc trẻ em khuyết tật, bạn có thể nhận thấy rõ sự
tận tâm của họ; dường như bạn có thể chạm vào nó. Sự tận tâm của họ tỏa
ra bằng sự nhiệt tình đối với những gì họ làm: xoa dịu nỗi đau hoặc giúp đỡ
những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Ý thức về trách nhiệm của các tình
nguyện viên khác với cách mà người ta ý thức về nó ở nơi làm việc, nhưng
ở họ chắc chắn phải có sự tận tâm đối với người khác.
Những ai muốn lãnh đạo phải truyền đạt niềm đam mê đối với công việc
theo hai cách: một là đam mê đối với chính công việc; và hai là đam mê đối
với người làm công việc đó. Chúng tôi đã nhìn thấy niềm đam mê công
việc ở tất cả các kiểu tình huống, từ trong phòng họp cho đến phòng thay
đồ, và ngay cả ở khu vực sản xuất. Trong hầu hết các trường hợp, niềm
đam mê đó bắt đầu từ nhà quản lý; nhà quản lý làm cho người khác hứng
thú với những gì họ làm, để cho họ tự xây dựng chiến lược. Sự hứng khởi
này được hậu thuẫn bởi niềm đam mê mà nhà quản lý thể hiện với nhân
viên của mình. Họ biết nhà quản lý quan tâm tới họ và vì thế họ muốn làm
việc cùng. Đó là sự hiện diện lãnh đạo trong hành động. Vì thế, bạn hãy
xem xét những điều sau đây:
TÁN DƯƠNG CÔNG VIỆC
Các doanh nhân rất giỏi xây dựng hình ảnh về công việc của mình. Họ
say mê với quá trình đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của mình ra thị trường.
Khi ở gần những người như vậy, bạn có thể cảm nhận được sự hăng hái mà
họ dành cho công việc. Những người khác có thể bị công việc đó hấp dẫn
và tham gia vào nó. Và rồi chính họ sẽ tán dương công việc cũng như cách
nó sẽ sinh lợi ra sao với các khách hàng của họ.
ĐÁNH GIÁ CAO CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI KHÁC
Bạn tạo ra niềm đam mê theo cách mà bạn lãnh đạo – sự nêu gương. Khi
nhà quản lý mở đầu cuộc họp với nhân viên bằng lời khen ngợi dành cho
những người đã hoàn thành tốt công việc, ông ta đang gửi đi một thông