phản biện luận chứng một cách tinh tế. Thách thức những điều đó
chính là thách thức những thừa nhận mà trước đó bạn nghĩ là đúng.
Cách nghĩ này sẽ có hai khả năng: Một là bác bỏ những quan điểm bạn
đưa ra đồng thời suy nghĩ lại phương hướng hành động. Hai là củng
cố những giả thuyết của bạn và giúp bạn tự tin hơn để đưa ra quyết
định cuối cùng.
Không được nhầm lẫn giữa nguyên nhân và sự tương đồng. Hãy suy
nghĩ đơn giản, vì có mối liên hệ giữa hai vấn đề không có nghĩa là vấn
đề này có tác động đến vấn đề kia. Ví dụ, nếu bạn cho rằng thị trường
tăng giá trong bốn ngày thứ Ba liên tục. Vậy có mối liên hệ nào giữa
ngày thứ hai trong tuần làm việc với việc giá cổ phiếu tăng? Tất nhiên
là có. Liệu ngày thứ Ba có phải là nguyên nhân khiến thị trường tăng
giá? Hoàn toàn không. Bởi vậy sự tương đồng không ám chỉ nguyên
nhân, tuy nhiên chúng ta thường đánh đồng hai yếu tố này. Đây là một
trong nhiều lý do mà các cuộc nghiên cứu người tiêu dùng có thể chỉ
ra rằng các nhà đầu tư đã có nhận định sai nếu các nghiên cứu không
được tiến hành đúng cách.
Tất nhiên, có thể có cạm bẫy trong lúc tìm kiếm thông tin. Điều đó giống
như việc bạn bị mắc kẹt lại khiến cho quá trình phân tích bị tê liệt. Một khi
các nhà quản lý không muốn quyết định, họ sẽ đòi hỏi ngày càng nhiều dữ
liệu hơn. Không sớm thì muộn, những thông tin đưa ra sẽ tồn tại sự mâu
thuẫn nhau, điều này khiến cho cả quá trình của bạn diễn ra lộn xộn. Tuy
nhiên cuối cùng nhà quản lý cũng phải đưa ra quyết định cuối cùng. Điều
đó có nghĩa bạn hãy thu thập tất cả những thông tin cần thiết và sau đó xây
dựng lý lẽ riêng của mình thật vững chắc.
THỎA THUẬN VỚI KẺ NGỚ NGẨN
Đôi lúc, tất cả những thông tin, ý kiến vô cùng hữu ích của bạn sẽ không
thuyết phục được cấp trên rằng bạn đã đúng. Đôi khi, sự rõ ràng trong
những lý lẽ của bạn càng chứng tỏ rằng bạn có một ông sếp ngớ ngẩn.