Những ông sếp ngớ ngẩn thật sự là kiểu người rất bấp bênh, họ thường bộc
lộ và cư xử rất khó chịu với nhân viên bởi bên trong họ luôn có nỗi lo sợ bị
mất vị trí. Họ thường tìm cách lấn át, độc tài với nhân viên thay vì hợp tác
bởi vì những điều đó mới có thể giúp họ cảm thấy mình kiềm chế được nỗi
sợ hãi. Những sếp như vậy thường rất thiếu lý lẽ, lí trí và không thể tranh
luận được với họ. Vì thế đừng cố thử. Chỉ có ba việc bạn có thể làm, đó là:
giữ hòa khí, chiến đấu hoặc rời bỏ. Hãy xem xét từng việc:
1. Nếu bạn muốn giữ việc làm, hãy cố gắng chiều ý sếp và tránh xa
những cuộc chạm trán. Đừng bao giờ khiêu khích; luôn giữ hòa khí
ngay cả khi sếp không như vậy. Chuẩn bị cho những điều xấu nhất sẽ
xảy ra nhưng phải học cách giữ bình tĩnh.
2. Nếu bạn và đồng nghiệp đều cảm thấy ngán ngẩm với việc bị sai bảo
thì hãy nghĩ ra chiến lược để chống lại sếp. Hãy chọn con đường đúng
đắn. Hãy chăm chỉ làm việc tốt nhất mà bạn có thể. Những tài liệu mà
sếp giao cho bạn có thể không đúng, chẳng hạn như quá trình quản lý,
trao đổi với cấp dưới, quá trình giám sát công việc và việc duy trì
quyền kiểm soát. Đừng tập trung vào thái độ. Bạn nên ghi chú lại
những hệ quả mà sếp đã gây ra như năng suất công việc, sự vắng mặt
của ông ta, doanh thu và mối quan hệ với các nhóm khác. Một lần nữa,
hãy ghi chép vào tài liệu. Khi bạn đang thu thập những thông tin đó,
đừng giao nó cho bất cứ ai trong ban giám đốc. [Hãy làm việc chặt chẽ
với những nguồn thân cận của bạn]. Đặc biệt cẩn thận. Đôi khi những
ông sếp ngu ngốc luôn có nhiều người thân tín trong bộ máy quản lý
và họ sẽ không để bạn yên. Bạn có thể bị mất việc. Hãy hiểu điều đó.
3. Nếu mọi việc xấu đi, hãy đưa ra một lựa chọn thích hợp. Hãy nhìn lại!
Tìm kiếm cơ hội chuyển sang bộ phận khác. Nếu không khả thi, hãy
xem xét cơ hội tại một công ty khác. Hãy lập kế hoạch cẩn thận.
QUAY LẠI VÀ NGẪM NGHĨ