sự kiên trì và niềm đam mê. Kết hợp được những điều đó chính là thứ mà
các chuyên gia gọi là “quản trị ngược”.
“Quản trị ngược đòi hỏi lòng can đảm và quyết tâm lớn lao”, Michael
Useem viết. Ông là giáo sư của trường Wharton thuộc Đại học
Pennsylvania và là tác giả của cuốn sách nổi tiếng đã phổ biến khái niệm
“Chúng ta có thể lo sợ cấp trên của mình sẽ trả lời như thế nào, chúng ta có
thể nghi ngờ quyền lãnh đạo ngược của mình, nhưng tất cả chúng ta đều
mang một trách nhiệm là làm những gì chúng ta có thể cho đến khi nó tạo
nên sự khác biệt.”
Các cá nhân lãnh đạo ngược là những người chứng minh được rằng họ
nhận thức được bức tranh lớn hơn, đã sẵn sàng, quyết tâm, và có thể làm
những việc cần thiết vì lợi ích của nhóm. Các cá nhân đó sẽ chứng minh
dũng khí của họ khi đến thời điểm thích hợp. Khi lãnh đạo ngược từ cấp
trung, cần xem xét ba câu hỏi dưới đây:
1. Nhà lãnh đạo cần làm gì? Các sếp phải chịu trách nhiệm về nhân viên
của mình cũng như điều hành mọi thứ đi đúng hướng. Khi là một nhân
viên cấp dưới, hãy tự hỏi bản thân: Sếp cần làm gì để công việc đạt
hiệu quả hơn? Điều này sẽ khiến bạn phải suy nghĩ một cách có chiến
lược cũng như hành động một cách có chiến thuật hơn.
2. Nhóm cần làm gì? Lý tưởng nhất là cả đội cùng trợ giúp lẫn nhau.
Điều này khó thực hiện được do cái tôi của mọi người sẽ xung đột với
nhau. Sếp thường phải dành thời gian xoa dịu mối bất hòa giữa các
thành viên. Tuy nhiên, nếu một thành viên trong đội tự đứng lên làm
công việc “xoa dịu” đó thì sếp sẽ rảnh rang để chú tâm vào công việc
chính.
3. Tôi có thể làm gì giúp cấp trên và cả đội thành công? Câu trả lời có
thể là bạn nhận trách nhiệm làm thêm một phần công việc hoặc
nhường phần công việc đó cho một người khác. Ví dụ, nếu cả đội
đang cùng nhau tập trung làm một việc trong khi một mình bạn lại