bái cá nhân. Họ không chỉ muốn nắm quyền lực mà còn muốn nắm cả lòng
người. Ngược lại, “người lãnh đạo có tâm” phải biết đặt quyền lợi của
người khác lên hàng đầu. Họ biết cách dẫn dắt người khác một cách tự
nhiên, luôn đi phía trước để mọi người dễ dàng theo bước nhưng cũng biết
cách ẩn thân đúng lúc để người khác có thể thoải mái chia sẻ sự riêng tư.
Trong trường hợp này, nhà lãnh đạo có thể tạo điều kiện để mọi người tự
định hướng cho bản thân mình.
“Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo như vậy không bao giờ rời bỏ công việc
và nhân viên của mình. Nghe thì có vẻ lạ, nhưng các nhà lãnh đạo vĩ
đại lại có được quyền hành bằng cách chẳng để tâm gì đến những
điều trên.”
Hãy hình dung là bạn trao quyền lại để đạt được quyền hành. Stockdale
đang đề cập đến bản chất của tầm ảnh hưởng, theo đó các nhà lãnh đạo
giành được sự tuân phục từ việc chứng minh rằng quyền lực không phải
mục đích cuối cùng của họ. George III hiểu rõ điều này khi ông bình luận
về việc George Washington đã rời khỏi bộ tư lệnh sau chiến thắng
Yorktown, ông khẳng định tướng Washington sẽ trở thành “người vĩ đại
nhất thế giới”. Hiển nhiên, sau đó Washington đã nắm lại chính quyền và
làm tổng thống hai nhiệm kỳ. Trong cả hai lần trao quyền, Washington đã
thiết lập nên các tiêu chuẩn về một nền lãnh đạo dân chủ và để lại một di
sản quyền lực cho quốc gia non trẻ của chúng ta. Đối với các nhà lãnh đạo
ngày nay, Stockdale nhắc nhở rằng nguồn gốc sâu xa của quyền lực là từ
tấm gương của người lãnh đạo.
Stockdale qua đời năm 2006, nhưng ông còn được vinh danh thêm lần
nữa như một nhân vật xuất chúng trong cuốn sách Good to Great (Từ tốt
đến vĩ đại). Như Jim Collins đề cập trong cuốn sách, ông hỏi đô đốc về
những tù nhân chiến tranh ở Bắc Việt Nam không thể trở về. Stockdale trả
lời, “những con người lạc quan”. Ông nói rằng những tù binh đó luôn tin
tưởng rằng họ sẽ được phóng thích vào Lễ Giáng sinh, Lễ Phục Sinh, hay
vào một kỳ nghỉ nào đó. Và khi không được thả, họ đã vỡ mộng. “Và họ
chết vì tuyệt vọng.” Collins đã đưa thêm nhiều ví dụ tương tự và gọi đó là