những ý tưởng của mình, chỉ một người có quyền đưa ra quyết định xem
nhóm nào sẽ giành được nguồn lực đó mà thôi. Một trong hai nhóm sẽ hài
lòng, còn nhóm kia sẽ thất vọng. Nhưng người đưa ra quyết định sẽ phải
tìm cách giữ cho cả hai nhóm tập trung và làm việc vì lợi ích chung.
Tuy nhiên, đối với hầu hết các công việc, việc không phải đưa ra giải
pháp cho những tình huống hàng ngày, hoặc thậm chí trong suốt quá trình
thực hiện ý tưởng mới, là một điều tốt. Bằng chứng của việc này xuất phát
từ sự xem xét những ý tưởng mới nảy sinh và đặt trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe. Như đã trình bày ở ví dụ về bệnh viện đa khoa Flinder và những
ví dụ tương tự trên thế giới, chính y tá mới là người làm thay đổi mọi thứ;
họ biết rõ bệnh nhân cũng như các bác sĩ. Họ gần gũi với quá trình chăm
sóc bệnh nhân và do đó có thể đưa ra những ý tưởng cải thiện cách thức
chăm sóc bệnh nhân. Y tá là những người làm nên sự khác biệt chính trong
các ý tưởng mới về chăm sóc sức khỏe.
Khuyến khích kết nối trí thông minh xúc cảm (EQ)
Hầu hết chúng ta đều phải chịu đựng khi làm việc với những nhà quản lý
mà chính là sự kết hợp giữa lòng trắc ẩn của Đảng Cộng sản Liên Xô và
nhiệt huyết của những tiểu nông miền Tây nước Nga. Họ là sản phẩm của
sự thiếu trí thông minh cảm xúc cần thiết cho lãnh đạo, thứ để thu hút trái
tim và khối óc của những người khác. Nói cách khác, đó là những kẻ kém
cỏi, thiếu năng lực lãnh đạo. Và sẽ thật nguy hiểm nếu những kẻ bất tài ấy
lôi kéo mọi người về phe mình. Khi xem xét kinh nghiệm của bản thân, bạn
nhận ra hình mẫu: những ông chủ đặt bản thân mình lên trên người khác.
Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong lãnh đạo đòi hỏi phải hiểu người khác cần
gì và cung cấp cho họ thứ họ cần để đảm bảo lợi ích của tổ chức. Bất cứ ai
muốn lãnh đạo từ cấp trung cần tìm cách trau dồi trí tuệ xúc cảm. Dưới đây
là ba cách:
KẾT NỐI CON NGƯỜI