mới là hành động khôn ngoan nhất. Nhưng quan trọng hơn, thực tế này kêu
gọi mọi người phải nghĩ tới tất cả. Đó là lợi ích lớn nhất. Làm thế nào để
những nhà quản lý cấp trung có thể áp dụng mô hình quản lý theo cách
khuyến khích mọi người “giữ lửa nhiệt tình”. Sau đây là một vài gợi ý.
KHUYẾN KHÍCH SUY NGHĨ
Văn hóa của chũng ta là đánh giá hành động và kết quả, nghĩa là bạn
phải làm gì để giành được cái gì. Đó là câu thần chú quyền năng và nó thực
sự hiệu quả. Tuy nhiên, đôi khi một số hành động lại dẫn ta tới ngõ cụt.
Hãy xem những sản phẩm hàng loạt được sản xuất ra, các công ty giới
thiệu những sản phẩm này như là giải pháp “lấp khoảng trống” cho những
lỗ hổng. Nói chung, những sản phẩm này chỉ gây ra tình trạng thừa thãi trên
thị trường. Những sản phẩm này cũng bòn rút nguồn lực của “những người
sản xuất sản phẩm hàng loạt” – nguồn lực có thể tạo nên những thay đổi.
Việc nói không với những sản phẩm “sao y bản chính” đòi hỏi phải có tầm
tư duy bao quát rộng lớn về kết quả dài hạn. Trong các cuộc họp, cần
khuyến khích mọi người suy nghĩ nhiều hơn. Hãy yêu cầu họ đặt những ý
tưởng mới lên mặt bàn.
ĐẶT CÂU HỎI ĐỂ TÌM THÔNG TIN
Những nhà quản lý có trách nhiệm chính là báu vật của doanh nghiệp; họ
chứng tỏ rằng họ có ý chí để thành công. Nhưng nếu có quá nhiều sự quản
lý dẫn tới “quá nhiều trách nhiệm” thì sẽ có thể cản trở những sáng kiến
của mọi người. Khi vấn đề xảy ra, sếp không nên là người đầu tiên lên
tiếng. Hãy tìm cách khác để bắt đầu. Nếu không ai lên tiếng, nhà quản lý có
thể hỏi những câu hỏi kiểu như: “Có chuyện gì vậy?”; “Tại sao chúng ta
làm thế này?”; “Có cách nào để làm việc này tốt hơn?”; “Chúng ta cần làm
gì tiếp theo?”. Đặt những câu hỏi như thế này để gợi ra thông tin (chứ
không phải là đổ lỗi) sẽ kích thích những cuộc chuyện trò, bàn thảo thoải
mái hơn.