Nhân viên có quyền phản hồi bởi nó cung cấp cho họ một cách đánh giá
hiệu suất công việc của mình. Nhà quản lý có nghĩa vụ thông tin tới nhân
viên cả tin tốt và tin xấu. Dù vậy, nhiều nhà quản lý chỉ cung cấp phản hồi
trong thời gian thẩm định, điều đó thực sự thiển cận. Thông tin phản hồi
cần được đưa ra thường xuyên và liên tục. Và ngược lại, sếp cũng nên đề
nghị nhân viên cung cấp thông tin phản hồi về phong cách lãnh đạo của
mình. Khi cả nhà quản lý và nhân viên đều sẵn sàng làm việc này, thì họ
không chỉ hiểu rõ hơn về đối phương mà còn làm việc với nhau một cách
hiệu quả hơn bởi họ có nền tảng là sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và sự
tin tưởng.
Đừng yêu cầu điều không thể
Không phải bất cứ lúc nào yêu cầu cũng trở thành hiện thực. Trong
những thời khắc khó khăn, các nhà quản lý cấp trung không có nhiều thời
gian cho việc hỏi nhân viên về những mong ước và hy vọng nữa, họ chỉ cần
hỏi thông tin và đưa ra yêu cầu. Chẳng có gì là sai cả. Sau đó, khi mọi
chuyện đã lắng lại, nhà quản lý có thể chuyển sang quan tâm đến tâm trạng
và giành lấy tình cảm của từng người một.
Yêu cầu là một thói quen tốt. Nó tạo nên sự tin tưởng giữa nhà quản lý
với nhân viên, đặc biệt là khi yêu cầu trở thành cách hành xử với nhau, mỗi
bên có thể thoải mái yêu cầu bên kia. Yêu cầu là sự kết hợp của năm yếu tố.
Yêu cầu thể hiện sự nhã nhặn; mọi người luôn tôn trọng người khác. Yêu
cầu nuôi dưỡng sự thân thiện; mọi người luôn hòa hợp với nhau. Yêu cầu
gia tăng sự hợp tác; khi người này tha thứ cho người khác, họ có thể làm
việc với nhau dễ dàng. Yêu cầu dẫn tới cam kết; mọi người muốn đóng góp
sức mình vào công việc và cho người khác. Và cuối cùng, yêu cầu xây
dựng cộng đồng; mọi người kết hợp chặt chẽ với nhau không chỉ cho công
việc mà còn cho người khác cả trong lúc vui buồn. Tất cả hợp thành một,
năm yếu tố trên hợp thành sức mạnh tập thể giúp vượt qua và giành được
tất cả. Tất cả những gì cần làm là hãy yêu cầu.