khẳn xộc lên mũi, ruồi nhặng được thể bay lên vù vù, váng cả tai. Thành
Aùo Vải loạng choạng đi tới quì trước mặt ta, mặt co giật, miệng méo xệch
như sắp khóc đến nơi, lắp bắp:
- Bẩm ông lớn, nội tạng thối rữa hết rồi, tiểu nhân không dám động thủ…
- Nói bậy! – Triệu Giáp trợn mắt nhìn Thành Aùo Vải, nói – Tui đảm bảo
nội tạng ông ta không hề bị tổn thương – Lão quay lại nhìn ta, phân trần –
Nếu nội tạng bị thương thì đã chảy máu mà chết rồi, không còn sống đến
hôm nay, xin đại nhân minh xét.
Ta suy nghĩ một thoáng, nói: Triệu Giáp nói có lý, vết thương của Tôn Bính
không phải nội tạng bị xuyên thủng, mà là miệng vết thương làm mủ.
Chuyện này thuộc ngoại khoa, ông không chữa, ai chữa?
- Bẩm ông lớn… ông lớn… tiểu nhân… tiểu nhân…
Ông lớn với tiểu nhân mãi mất hết thì giờ, ta nói dứt khoát:
- Ông cứ mạnh dạn lên, ông chữa được!
Rốt cuộc, Thành Aùo Vải cũng bạo dạn lên. Ông ta cởi áo ngoài vắt trên
đài, quấn đuôi sam quanh đầu, xắn tay áo lên rất cao, rồi đòi nước rửa tay.
Giáp Con chạy như bay xuống đài, xách lên một thùng nước sạch. Thành
Aùo Vải rửa tay, mở gói vải trắng: hai con dao một to một nhỏ; hai cái kéo
một dài một ngắn; hai cái dùi một thô một mảnh; hai cái lọ một lớn một bé;
lớn đựng rượu, bé đựng thuốc. Ngoài ra, còn có một nắm bông, một cuộn
vải xô.
Ông ta cầm kéo mở phanh áo ngoài của Tôn Bính. Bỏ kéo xuống, đổ rượu
vào bông, vừa lau chùi vừa nặn vết thương ở hai đầu cọc. Máu ra nhiều,
nước vàng cũng chảy ra nhiều. Tôn Bính run lên bần bật, tiếng rên khiến
người nghe rợn tóc gáy.
Trong khi lau chùi cho Tôn Bính, Thành Aùo Vải đã lấy lại được tự tin và
sự can đảm, danh dự của nghề át đi nỗi sợ. Chợt ông ta dừng tay đứng lên,
đến trước mặt ta, vẻ tự hào, nói chắc như đinh đóng cột:
- Bẩm ông lớn, nếu có thể rút bỏ cây cọc, tiểu nhân đảm bảo sống đến ngày
kia, thậm chí có thể lành lặn…
Ta cắt ngang lời ông ta bằng một giọng châm chọc:
- Nếu ông bằng lòng chuyển nó sang người ông, thì ông rút nó ra!