DẪN LUẬN VỀ JUNG - Trang 107

suy nghĩ, cảm tưởng,trực giác, tất cả đều tồn tại với mọi người theo cách
tiên nghiệm, và (2) các cá nhân khác nhau ở chỗ họ thích sử dụng chức năng
nào trong bốn chức năng này.

Một điểm khác nữa phân biệt mọi người là họ có thói quen đặt sự chú ý

lớn hơn vào tầm quan trọng của những sự kiện khách quan bên ngoài hay
những sự kiện chủ quan bên trong (hay nói khác đi, thái độ của họ đối với
thực tại có đặc trưng là hướng ngoại hay hướng nội).

Bốn chức năng

Trong Những loại hình tâm lý, Jung mô tả hết sức chi tiết những đặc

điểm khác nhau của bốn chức năng, nhưng ông tổng kết thông tin này một
cách rất cô đọng trong Con người và những biểu tượng, tác phẩm được xuất
bản hai năm sau khi ông qua đời: “Bốn loại hình chức năng này tương ứng
với những phương tiện rõ ràng, dựa vào đó ý thức có được sự định hướng
với những gì nó trải qua. Cảm giác (nhận thức giác quan) nói cho chúng ta
biết thứ gì đó tồn tại; suy nghĩ nói cho biết nó là gì; cảm tưởng nói cho biết
nó dễ chịu hay không; và trực giác nói cho biết nó đến từ đâu và đang đi đâu
(Con người và những biểu tượng, trang 61).

Jung xem suy nghĩ và cảm tưởng là những chức năng hợp lý, cảm giác

và trực giác là những chức năng bất hợp lý. Không mấy ai gặp khó khăn với
việc đồng ý rằng để suy nghĩ có hiệu quả, nó cần có logic và dựa trên lý trí;
nhưng nhiều người thấy khó mà xem cảm tưởng như một quá trình hợp lý.
Như Jung nói, điều này là vì họ nhầm lẫn cảm tưởng (feeling) với cảm xúc
(emotion)
hay tình cảm (affect), cảm tưởng theo cách dùng của Jung đương
nhiên có thể dẫn tới cảm xúc, nhưng chỉ khi cảm tưởng đủ mạnh để kích
hoạt những thay đổi sinh hóa hoặc thần kinh trong cơ thể. Ứng dụng thông
thường của nó là đưa ra những phán xét giá trị về các sự kiện bên trong hoặc
bên ngoài, quyết định xem chúng dễ chịu hay không dễ chịu, đẹp hay xấu,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.