DẪN LUẬN VỀ JUNG - Trang 108

đáng muốn hay không đáng muốn, tốt hay dở… Điều này đòi hỏi một suy
ngẫm đánh giá trên cơ sở kinh nghiệm quá khứ, do vậy theo Jung là một quá
trình lý trí. Sự nhầm lẫn với vấn đề này sẽ giảm đi nếu người ta nghĩ về chức
năng “cảm tưởng” của Jung như một quá trình phán xét liên quan đến các
giá trị. Có lẽ chức năng đánh giá sẽ là thuật ngữ thích hợp hơn.

Cảm giác, với vai trò một chức năng tâm lý, là phương tiện để chúng ta

xử lý trong ý thức những dấu hiệu của giác quan, tạo lập nên đối tượng tri
giác của thế giới. Trực giác là phương tiện để chúng ta đưa ra những suy
luận về các khả năng ẩn chứa trong một tình huống, được bày ra trước nhận
thức trong một khoảnh khắc nhất định. Việc mô tả hai chức năng này là “bất
hợp lý” như Jung là vô tác dụng, vì nó tạo ra ấn tượng rằng ông xem chúng
ở một phương diện nào đó là bệnh lý hoặc “điên”. Khi dùng từ “bất hợp lý”,
ông muốn ám chỉ rằng chúng vận hành theo cách không liên quan đến lý lẽ.
“Phi lý trí" có lẽ là thuật ngữ tốt hơn.

Hai thái độ

Mỗi chức năng biểu hiện trong tâm lý cá nhân như thế nào là tùy thuộc

vào thái độ đặc trưng mà người đó có. Trong khi người hướng ngoại chủ
yếu hướng đến những sự kiện ở thế giới bên ngoài, người hướng nội lại chủ
yếu quan tâm đến thế giới bên trong. Điển hình là người hướng ngoại có
“một bản chất chan hòa, vô tư, thoải mái, dễ thích ứng với tình huống, nhanh
chóng tạo ra sự gắn bó, thường bỏ sang bên mọi e ngại có thể có và dấn thân
vào những hoàn cảnh không biết với sự tự tin cẩu thả”. Ngược lại, người
hướng nội “có một bản chất ngần ngại, hay suy ngẫm, rụt rè, giữ mọi thứ
trong lòng, chùn lại trước đối tượng, luôn hơi phòng thủ và thích ẩn mình
sau sự soi xét hồ nghi” (Toàn tập VII, đoạn 43).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.