DẪN LUẬN VỀ JUNG - Trang 124

5

Giấc mơ

ng dụng giấc mơ là không thể thiếu đối với phân tích tâm lý cổ điển kiểu

Jung. Cách tiếp cận lý thuyết của Jung đối với giấc mơ bị ảnh hưởng sâu sắc
bởi cách tiếp cận của Freud - ban đầu như một mô hình trị liệu thực tiễn, và
về sau như một mô hình để phản ứng, điều chỉnh và mở rộng. Do vậy, để
khởi đầu, chúng ta phải xem xét quan điểm của Freud về giấc mơ.

Freud tin rằng trong lúc ngủ, những ước muốn bị cấm đoán được giải

phóng khỏi sự ức chế ban ngày và tìm cách đến được với ý thức. Tuy nhiên,
bản chất “bị cấm đoán” của những ước muốn này có nghĩa là chúng được
bản ngã cảm nhận là phiền toái, do vậy có thể khiến người ta thức giấc.
Theo quan điểm của Freud, chức năng của giấc mơ là để ngăn điều này xảy
ra: chúng bảo vệ bản ngã bằng cách chuyển ước muốn không được chấp
nhận thành một tập hợp những hình ảnh được chấp nhận, qua đó cho phép
người mơ tiếp tục ngủ. “Mọi giấc mơ ở một góc độ nào đó là những giấc mơ
thích hợp”, Freud viết trong Diễn giải giấc mơ. “Chúng phục vụ mục đích
kéo dài giấc ngủ thay vì đánh thức. Giấc mơ là người canh giữ giấc ngủ,
không phải là kẻ quấy rầy nó”
(trang 330, chữ in nghiêng của Freud).

Thể chế tinh thần chịu trách nhiệm thực hiện chức năng bảo vệ này là

sự “kiểm duyệt” hay siêu ngã (super-ego). Siêu ngã khiến cho ước muốn bị
cấm đoán (được Freud gọi là nội dung ngầm của giấc mơ) được che đậy và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.