Lý thuyết về giấc mơ của Jung có thể được tổng kết trong bốn mục sau
đây:
1. Giấc mơ là những sự kiện tự nhiên, tự phát, diễn tiến độc lập với ý
chí hay ý định của ý thức.
2. Giấc mơ vừa có mục đích vừa mang tính bù đắp ở chỗ chúng có vai
trò thúc đẩy sự cân bằng và cá thể hóa của nhân cách.
3. Những biểu tượng trong giấc mơ là những biểu tượng thật sự, không
phải là những dấu hiệu, và chúng sở hữu một chức năng siêu việt.
4. Sức mạnh trị liệu của giấc mơ sẽ được hỗ trợ tốt hơn bởi các kỹ thuật
phóng đại và tưởng tượng chủ động thay vì bởi sự diễn giải dựa trên “liên
tưởng tự do”.
Chúng ta sẽ xem xét lần lượt từng điểm này.
Bản chất thuần khiết
Giấc mơ là những sản phẩm khách quan, tự phát của vô thức, nằm ngoài sự kiểm soát của ý chí.
Chúng có bản chất thuần khiết, cho ta thấy sự thật tự nhiên, không tô vẽ. Vì vậy, không như bất
kỳ thứ gì khác, chúng phù hợp với việc đưa lại cho ta một thái độ tương đồng với bản chất con
người căn bản khi ý thức đã lạc quá xa khỏi những nền tảng của nó và rơi vào thế bế tắc. (Toàn
tập X, đoạn 317)
“Chúng không đánh lừa, không nói dối, không làm méo mó, không che
đậy… Chúng luôn tìm cách diễn đạt một điều gì đó mà bản ngã không biết
và không hiểu” (Toàn tập XVII, đoạn 189). Giấc mơ là “một sự miêu tả tự