như vậy. Dấu “chữ thập” cũng là một biểu hiện của đau khổ và nói lên thực tại tâm thần, vì vậy
việc mang dấu chữ thập là một biểu tượng thích hợp cho sự toàn thể và sự say mê mà nhà giả
kim thuật thấy ở công trình của mình. (Toàn tập XVI, đoạn 523)
Người hiệp sĩ thập tự chinh cô độc là người chiến binh Cơ Đốc giáo,
đang sải bước như hành quân ra trận. Ông ta có một mục tiêu, một vận mệnh
mà ông ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc hoàn thành. Đó là hình
ảnh về điều Jung sẽ trở thành: không phải là một người Cơ Đốc giáo, mà là
một con người. “Nếu một người biết nhiều hơn người khác, người đó trở nên
cô độc”, ông viết vào lúc cuối đời.
Trong tôi có một con quỷ… nó chế ngự tôi… Tôi không thể dừng lại ở bất cứ điều gì một khi
đã đạt được. Tôi phải đi tới, bắt kịp thị kiến của mình. Những người cùng thời với tôi không thể
cảm nhận thị kiến của tôi, nên họ chỉ thấy một gã ngốc vội vã đi tới… Tôi có thể quan tâm sâu
sắc tới mọi người, nhưng ngay khi tôi đã thấu tỏ họ, sự kỳ diệu biến mất. Chính vì vậy, tôi tạo
ra nhiều kẻ thù. Một người sáng tạo không có nhiều quyền lực đối với cuộc sống riêng của
mình. Hắn không được tự do. Hắn bị con quỷ của mình bắt giữ và kéo đi… Sự thiếu tự do này
là nỗi buồn phiền lớn đối với tôi. Tôi thường cảm thấy mình như ở một chiến trường và nói với
đồng đội: “Giờ đây, anh đã ngã xuống, hỡi đồng đội, nhưng tôi phải tiến lên”. (Tự truyện, trang
328-329).
Nhiều điều đã được trình bày để độc giả hiểu rằng phân tích một giấc
mơ theo chủ trương của Jung là một quá trình lan man, đòi hỏi sự uyên bác
đáng kể cũng như một năng khiếu hiểu về biểu tượng. Có nhiều nội dung
liên quan chứ không chỉ thuần túy là sự diễn giải một thông điệp căn bản,
hay như trong trường hợp này, có thể nói đơn giản là “Hãy vứt bỏ Freud và
tự đi con đường riêng của mình”.
Trước khi trở thành một sinh viên y khoa, Jung đã tính tới nghiên cứu
khảo cổ học, và đây là một chủ đề không bao giờ mất sức lôi cuốn đối với
ông. Như ông thường nói, ông tìm hiểu một giấc mơ như thể nó là một tư