đang ngồi trên tảng đá, hay mình là tảng đá mà người đó đang ngồi lên?”
Nghi thức tái diễn đều đặn này có thể được hiểu như một hành vi bệnh lý
của một đứa trẻ bị tước đoạt về cảm xúc, thiếu đi “niềm tin căn bản” vào thế
giới con người, nên đã bù đắp cho sự cô độc của mình bằng cách tạo lập một
mối quan hệ tưởng tượng với một tảng đá. Tuy nhiên, đó là một diễn giải
giản hóa, có thể hợp lý trong phạm vi của nó nhưng lại bỏ qua những hệ quả
hết sức quan trọng của trò chơi đối với đứa trẻ và sự nghiệp của nó khi lớn
lên. Trong đối thoại với tảng đá, những hạt giống của tâm lý học Jung đã
nảy mầm, cụ thể là những nguyên lý về tính hai mặt, tính đối nghịch và tiến
trình ngược chiều (enantiodromia), sức mạnh tạo hiệu ứng của sự tưởng
tượng mang đến sinh lực và ý nghĩa cho thế giới thông qua sự phóng chiếu
của nó, biện chứng nội tại về luận đề và phản đề, sự tổng hợp có vai trò
trung tâm đối với trạng thái cân bằng và phát triển của tâm thần.
Tảng đá là sự gặp gỡ gần gũi đầu tiên của Jung với vô thức. Từ sự gặp
gỡ ấy, ông đã nảy sinh niềm say mê với cái không biết và với hiểu biết sau
này được xác thực về chức năng tôn giáo của tâm thần, đó là tâm thần cung
cấp phương tiện để sự tạo tác trở nên ý thức về chính nó. Bằng cách phóng
chiếu tâm thần lên tảng đá, ông đã cho tảng đá sức sống, nhân dạng và ý
thức. Ông đã làm những gì các nhà giả kim thuật làm khi họ nhìn vào prima
materia, nguyên liệu nền tảng trong cái bình của họ. Ông đã thấy trí tưởng
tượng là thủy ngân của tâm thần, từ đó mọi thứ có giá trị được tạo ra. Nói
như thế bởi vì thế giới vật chất của các đối tượng không có ý nghĩa nào
ngoài những gì chúng ta trao cho nó trong tâm thần.
Những nội kiến này khiến ông đối mặt với nhiều chỉ trích hơn. Cụ thể,
có người cho rằng học thuyết tâm lý của ông về cơ bản là lập dị, phản xã hội
và cũng phi khoa học. Những người chỉ trích cho rằng Jung không giải thích
đủ về tác động xã hội lên sự phát triển nhân cách, và phương thức trị liệu
của ông không được thiết kế để thúc đẩy sự điều chỉnh theo những đòi hỏi
của xã hội. Những phê phán này có những khía cạnh đúng đắn nhất định, và
tôi tin Jung đã nhận ra. Nhưng là một người hướng nội sâu sắc, ông cảm