DẪN LUẬN VỀ LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT - Trang 101

nghệ thuật thị giác, Sự thực trong hội họa (The Truth in Painting), xuất hiện
năm 1978, tổng kết những ý niệm của ông. Giống như những người đi
trước ở thế kỉ 18, Derrida quan tâm tới vấn đề là liệu những đối tượng mỹ
học (tranh, tượng và những thứ tương tự) có thể được coi là tự chủ, tức là
sở hữu cái ‘mã’ (‘code’) riêng của chúng không. Trong quan điểm của
Derrida, ‘mã’ này giống như những phương thức suy tư về nghệ thuật là có
một ý nghĩa, hệt như chúng ta có thể nghĩ về bối cảnh xã hội hoặc văn hóa
của nghệ thuật. Đây thực sự là một đề xuất về những ranh giới khiến chúng
ta có thể suy nghĩ về ‘cái bên trong’ và ‘cái bên ngoài’ của một tác phẩm,
và là một kĩ thuật rất hữu ích.

Trong tác phẩm Sự thực trong hội họa, Derrida chất vấn mọi khía cạnh

của một tác phẩm nghệ thuật. Khái niệm về ‘cái bên ngoài’, chẳng hạn,
khung của một bức tranh hoặc chữ kí của nghệ sĩ trên tác phẩm của họ.
Nhưng những phạm trù này vượt khỏi bản thân tác phẩm để phủ bóng lên
những bảo tàng, những văn khố, và cung cách mà sản phẩm nghệ thuật
được mua bán như một hàng hóa trên thị trường. Đối với Derrida, tất cả
những thứ này đều tác động lên ‘cái bên trong’ của tác phẩm, vốn luôn luôn
bị biến cải bởi những nhân tố ngoại tại. Do đó, Derrida nhìn cái bên trong
và cái bên ngoài như hòa vào nhau - cả hai - đều là những hình thức của
việc viết hoặc kí pháp họa hình (graphic notation) có thể đọc được. Ở đây,
Derrida quay về với những ý niệm của Kant về sự nhận thức một mỹ học tự
chủ tách biệt khỏi những lí luận thuần túy. Giống như Kant, lập luận của
Derrida về sự tách biệt này là một hòn đá thử vàng quan trọng đối với nghệ
thuật và lịch sử của nó - tức là nói rằng lịch sử nghệ thuật như một bộ môn
với quyền hạn của riêng nó, trong đó mỹ học là một lĩnh vực chính đáng
của sự tham vấn dựa trên xúc cảm hơn là trên lí luận. Nếu thưởng ngoạn
bức tranh Nhà thờ lớn ở Rouen của Monet năm 1894 (Hình 1), chúng ta có
thể suy nghĩ về những hậu quả của điều mà Derrida phát biểu, cho dù là
trong một đường lối khá giản lược. Cái mỹ học ‘bên trong’ của bức tranh
dựa rất nhiều vào cảm xúc - chủ đề là hiển nhiên và tác phẩm gợi ra ánh
nắng buông xuống trên nhà thờ lúc mặt trời chiếu sáng. Cái ‘bên ngoài’ của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.