quy trình qua đó chúng ta có thể tách riêng tác phẩm nghệ thuật khỏi người
tạo tác. Các bạn có thể hồi tưởng rằng mối quan hệ mạnh mẽ giữa nghệ sĩ
và nghệ thuật là dấu hiệu đặc trưng của một lối tiếp cận mang tính am hiểu
chuyên sâu hơn đối với lịch sử nghệ thuật. Những suy nghĩ theo kiểu Hegel
và kiểu Marx về nghệ thuật, thay vì thế, nhấn mạnh trên bối cảnh. Ở đây,
những quy trình và sự thực hành nghệ thuật được coi như một quy trình bên
trong tâm trí vô thức của nhà nghệ sĩ. Chúng ta đã thấy kĩ thuật hội họa của
Jackson Pollock đã được nhìn nhận ra sao để kết nối tâm trí vô thức với
thực hành nghệ thuật.
Giới thiệu ngắn gọn những ý niệm này, mục tiêu của tôi là cố gắng
cung cấp ít nhiều cảm thức về cung cách cái nhìn có thể là một chủ thể
trong quyền hạn của riêng nó, những đường lối khác nhau trong đó chúng
ta có thể suy nghĩ về nó, và mối quan hệ mật thiết giữa những hình thức thị
giác và ngôn từ của truyền thông. Tất cả tô đậm cách chúng ta suy nghĩ về
lịch sử nghệ thuật và những gì mà chủ thể của nghệ thuật có thể mang tới
sự thấu hiểu của chúng ta về văn hóa và xã hội, cũng như về chính bản thân
chúng ta.
Kết quả của những đường lối đa dạng để suy tư về lịch sử nghệ thuật
là một loạt trường phái tư tưởng hoặc những lối tiếp cận các chủ thể thị
giác - mỗi thứ có một tiêu điểm đặc thù và mời gọi chúng ta suy nghĩ về cái
nhìn trong một cung cách tinh tế. Điều đó có thể rất quan trọng cho việc
phá bỏ những rào cản giữa chúng ta, là kẻ thưởng ngoạn và tác phẩm nghệ
thuật mà thoạt đầu tưởng chừng như không thể. Cũng vậy, những lối tiếp
cận này đã và vẫn còn rất hữu hiệu như một phương tiện để thoát khỏi sự
khống chế của quy điển về lịch sử nghệ thuật.
Hiện nay, lí thuyết của chủ nghĩa Marx về lịch sử, chính trị, và xã hội
đã trở nên quen thuộc - ít nhất trên danh nghĩa. Tương tự như vậy, tôi đã
nêu ra ở nhiều điểm qua cuốn sách này rằng phong trào nữ quyền
(feminism) đã ảnh hưởng đến cách chúng ta nghĩ về cái nhìn, trong hạn từ
của phương thức sáng tạo nghệ thuật đã được sử dụng như một phương tiện