DẪN LUẬN VỀ LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT - Trang 104

để ủng hộ - và thực vậy, để thách đố - một xã hội mang tính gia trưởng.
Phong trào nữ quyền cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ về những đường
lối mà phụ nữ được định vị và đại diện trong xã hội. Tôi nghĩ giờ đây đã
minh bạch rằng hai đường lối suy nghĩ ấy về lịch sử nghệ thuật quan hệ với
nhau ra sao. Cả hai đều dựa trên quan niệm về ý thức hệ và những tập hợp
quan hệ xã hội mà nó đại diện. Trong trường hợp của lịch sử nghệ thuật
theo chủ nghĩa Marx, chúng ta đã thấy rằng mối quan tâm chủ yếu là cuộc
đấu tranh giai cấp, hoặc ít nhất là những mối tương quan giữa các đoàn thể
xã hội. Phong trào nữ quyền cũng quan tâm tới nhũng nguyên lí như thế,
nhưng quy chiếu về mối quan hệ giữa các giới tính (sexes) nam và nữ. Gần
đây, lí thuyết về ‘đồng tính’ (‘queer theory’) đã chất vấn về phái tính
(gender) như một được sản phẩm nhân tạo về mặt xã hội hơn là định mệnh
sinh học của người nam và người nữ. Điều này chiếu rọi một ánh sáng khác
lên các quan hệ xã hội và ý thức hệ của nghệ thuật - thực vậy, hai cuộc triển
lãm nhỏ mà tôi đã ‘giám tuyển’ trong Chương 3 chứng minh rằng phái tính
có thể được tạo dựng hoặc xác định bằng cách nào qua nghệ thuật.

Ngoài những kiểu suy nghĩ như vậy về nghệ thuật, chúng ta cũng thấy

những lối tiếp cận dựa trên các quan niệm khác cùng với những giáo điều
của triết học lịch sử. Một yếu tố quan trọng ở đây là lí thuyết phân tâm học
- bằng cách nào những phương thức suy nghĩ này được sử dụng cho việc
phân tích cái nhìn để tạo dựng căn cước xã hội và căn cước tính dục. Chúng
ta đã thấy trong một chừng mực nào đó qua phân tích của Freud về
Leonardo. Đồng thời, chúng ta có những quan niệm kí hiệu học
(semiological concepts), cùng với những phương pháp cấu trúc luận, tập
trung vào nghệ thuật như là một kí hiệu phải được giải mã để bộc lộ ý
nghĩa của nó. Hai đường lối suy tư sau cùng về lịch sử nghệ thuật là thành
phần của một tiến trình giải kết nghệ thuật khỏi bối cảnh lịch sử và diễn ra
nhiều hơn trên bình diện ý nghĩa và sự thông giải về nghệ thuật. Những thứ
như vậy vẫn còn là các thực hành có giá trị bên trong bộ môn lịch sử nghệ
thuật - mặc dù một số người vẫn chống lại nó. Cái nhìn là một đề tài phong
phú có thể được chất vấn bằng nhiều cách. Và những phương pháp này

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.