5
Đọc nghệ thuật
C
húng ta đã thấy qua suốt cuốn sách này rằng có nhiều câu hỏi không cần
nêu ra khi ngắm nhìn một bức tranh hay một tác phẩm điêu khắc. Ở đây, tôi
muốn xem xét cách chúng ta trả lời câu hỏi ‘ý nghĩa của tác phẩm ấy là
gì?’, nói cách khác là thăm dò những tầng ý nghĩa mà chúng ta có thể phát
hiện trong một nghệ phẩm và những đường lối trong đó chúng ta có thể
thấu hiểu nó. Qua suốt chương này, tôi dùng từ ‘đọc’ như là sự tương giao
giữa ngôn từ và cái nhìn. Điều quan trọng cần nhớ là nghệ thuật - vốn là
một hiện tượng thị giác - được mô tả, được gán cho tính chất lịch sử, và
được thưởng ngoạn bằng việc sử dụng ngôn từ. Cái nhìn chuyển dịch thành
ngôn từ và những ý nghĩa được trình bày trở nên một thành phần của lịch
sử nghệ thuật. Khi đưa cuộc thảo luận về với chính các nghệ phẩm, sự nhấn
mạnh chuyển đổi từ những gì chúng ta có thể đọc được trên các đối tượng
hơn là những gì chúng ta có thể đọc xung quanh chúng và gán cho chúng.
Những ý niệm thuộc loại sau đã được nói đến trong những chương trước và
chúng hữu ích ở đây bởi chúng cung cấp những bối cảnh về tri thức cho
lịch sử nghệ thuật. Như vậy, chúng ta quay về với bản thân các đối tượng
để khảo sát xem những đề tài, những chất liệu, và những phương pháp kết
hợp ra sao trong quy trình đọc nghệ thuật.
Nghệ phẩm có thể được đọc trên một phạm vi gồm nhiều tầng được
phái sinh từ chính các đối tượng, và việc phác thảo những tầng này là điều