hay thế tục; nới rộng hơn, nghệ thuật về sự tái hiện bằng những bức tranh
hoặc những ảnh tượng, có thể có hoặc không, một ý nghĩa biểu tượng cũng
như một ý nghĩa hiển hiện hoặc bề ngoài. Từ ngữ ảnh tượng kí lần đầu xuất
hiện trong thế kỉ 18 nhưng được dùng chuyên biệt cho việc khảo sát về các
hình in khắc (engraving), là hình thức phổ thông nhất cho việc minh họa
sách. Chẳng bao lâu nó được dùng để quy chiếu một cách chuyên biệt hơn
cho lịch sử và sự phân loại các ảnh tượng và biểu tượng của Kitô giáo
thuộc đủ mọi loại, trong mọi phương tiện. Như chúng ta đã thấy, đến thế kỉ
19, một sự khảo sát có tính hệ thống hơn về nghệ thuật kể từ những thời
tiền sử cho tới thời hiện đại đã được thiết lập. Qua nghiên cứu và sắp xếp
lại văn khố thị giác, điều trở nên hiển lộ là các ảnh tượng tái hiện từ những
giai đoạn và những nền văn hóa khác nhau đều có truyền thông ảnh tượng
kí riêng. Vì vậy không có gì là khác thường ngày nay khi phát hiện rằng từ
ảnh tượng kí được dùng để chỉ lãnh vực đang thảo luận - chẳng hạn ảnh
tượng kí về các thần linh Ai Cập, ảnh tượng kí về chân dung các hoàng đế
La Mã, ảnh tượng kí về Kitô giáo, ảnh tượng kí về Phật giáo hoặc Ấn
giáo,…
Ảnh tượng kí là một phương pháp quan trọng của nghiên cứu học
thuật bởi nó cũng giúp chúng ta thăm dò tư duy, từ đó dẫn tới một quy ước
về sự tái hiện, đặc biệt là khi quy ước ấy đã mang giá trị của biểu tượng, về
mặt này, tầm quan trọng của việc xác định những chủ đề (motif) là một
phần thiết yếu của sự thông giải ảnh tượng kí.
Ảnh tượng kí Kitô giáo là cực kỳ phong phú đồng thời biến thiên, và
cũng là loại hình ta thường gặp nhất trong các phòng tranh và các bảo tàng
ở phương Tây. Mối quan tâm chính yếu của nó là về những hiểm nguy mà
linh hồn con người trên thế gian đối mặt trong chuyến du hành hướng về sự
cứu rỗi vĩnh hằng, và những hình ảnh xuất phát từ Cựu ước và Tân ước
được sử dụng để ghi khắc trong mọi tâm trí những mục tiêu luân lí và
những giáo huấn nền tảng của Kitô giáo. Đến thời Trung cổ, sự tái hiện các
câu chuyện và nhân vật từ Kinh Thánh đã trải qua nhiều biến dạng tinh tế.
Vì thế, chúng ta có thể nghĩ về nghệ thuật tông giáo ở thời kỳ này như một