Tuy nhiên, sự mong manh của các bức vẽ nét có nghĩa là chỉ một số ít được
trưng bày thường xuyên (bức đồ họa của Leonardo là một ngoại lệ đáng
kể), chúng đòi hỏi ánh sáng dịu nhẹ và các điều kiện được kiểm soát để
không có sự hư hại nào xảy ra. Vậy nên một phần cũng là do đặc tính của
các chất liệu và kĩ thuật đã dẫn tới việc thiếu vắng sự hiện diện của những
bức vẽ nét trong các văn bản về lịch sử nghệ thuật và các cuộc triển lãm.
Tranh màu keo
Một trong những phương tiện cổ xưa nhất của hội họa là màu keo
trứng (egg tempera). Nó được sử dụng bởi những người Ai Cập và Hy Lạp
cổ đại và những họa sĩ vẽ thánh tượng của Đế chế Byzantine - thực vậy,
Giáo hội Chính thống giáo chẳng bao giờ đoạn tuyệt với truyền thống này
và ngày nay vẫn dùng chất liệu màu keo trứng. Nguyên liệu dùng để vẽ
được làm bằng những chất màu (pigment) khô nghiền nhuyễn, và phương
tiện chuẩn làm chất kết dính là lòng đỏ trứng, tách khỏi lòng trắng, vì lòng
trắng sẽ khiến thuốc màu khô mau hơn và bê bết khi vẽ. Nước cũng có thể
được sử dụng để làm loãng chất pha trộn. Một khi màu keo đã được tạo ra
sẽ rất khó lưu trữ, vậy nên điều quan trọng đối với các nghệ sĩ là chỉ tạo
vừa đủ cho một buổi vẽ - đặc biệt nếu họ sử dụng những chất màu đắt tiền.
Khi đã hoàn toàn khô, màu keo không thấm nước một cách tương đối.
Giá vẽ thường làm bằng một thứ gỗ mềm như gỗ cây dương (poplar)
hoặc gỗ cây đoạn (basswood). Màu keo đòi hỏi một nền hơi thẩm thấu, do
sức kết dính tương đối yếu của trứng. Nền thông thường bằng thạch cao vôi
(chalk gesso) cho bề mặt mịn màng nhưng ổn định và đòi hỏi một giá đỡ
cứng chắc.
Sự pha trộn của chất màu và lòng đỏ trứng được làm loãng bằng nước
và dàn mỏng. Những hiệu ứng vẽ đặc (impasto) là không thể được bôi màu
keo sẽ nứt rạn và bong. Thay vì thế, bề mặt của màu keo phẳng dẹt và
những giá trị sắc độ của chất màu phần lớn vẫn giữ nguyên không biến đổi.
Vì lí do này, có thể thấy việc sử dụng màu keo trong việc tái hiện về Trinh
nữ và Hài đồng (Hình 20) tuân thủ mục đích và mỹ học của những thánh