các ý niệm có thể được biểu hiện kể từ thời tiền sử. Chúng ta ít biết về
những nghệ phẩm thời tiền sử, nhưng chắc chắn rằng những nền văn hóa cổ
xưa của Ai Cập và Lưỡng Hà (Mesopotamia, nay là Iraq) đã tạo ra rất nhiều
tác phẩm điêu khắc, thường là nguyên khối. Những tác phẩm này được sử
dụng trong những nghi thức tông giáo cũng như được chiêm ngưỡng bởi
cái đẹp mỹ học của chúng. Tương tự như vậy, ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ và ở
châu Á thời cổ xưa, những kĩ thuật và phong cách tinh vi đã được sử dụng
để tạo ra những điêu khắc mang tính biểu tượng.
Khởi đầu của truyền thống điêu khắc châu Âu được phát hiện trong
các tác phẩm độc lập và trong phù điêu của người Hy Lạp cổ đại, có thể đã
chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ai Cập. Đến những thời kỳ cổ điển
(Classical) và Hy Lạp thống nhất (Hellenistic), sự tái hiện nỗ lực lí tưởng
hóa bằng trí tuệ về chủ đề chính yếu của nó, tức là hình ảnh con người, là
một mối quan tâm chế ngự. Quan niệm này được thực hiện một cách huy
hoàng bằng phương thức xử lí theo chủ nghĩa tự nhiên đến mức nó trở
thành cảm hứng cho nhiều thế kỉ của nghệ thuật châu Âu. Chúng ta đã thấy
điều này, chẳng hạn, trong pho tượng Apollo Belvedere (Hình 7), một bản
sao La Mã từ một nguyên bản Hy Lạp tiêu biểu cho những mối bận tâm về
nghệ thuật của thời đó và ảnh hưởng của người Hy Lạp lên những truyền
thông theo sau. Điêu khắc bao gồm nhiều kĩ thuật, gồm việc nặn đắp tạo
mẫu, việc chạm khắc, và việc đúc khuôn. Mỗi trình tự đều giúp cho tác
phẩm hoàn tất một tính cách hoặc mỹ học riêng biệt. Chẳng hạn, việc tạo
mẫu với chất liệu đất sét hoặc sáp ong cho phép thêm bớt và linh hoạt đến
cao độ. Kĩ thuật cổ xưa của việc tạo hình đất sét, từ những sản phẩm đất
nung (terracotta) đơn giản cho tới những đồ sứ có tráng men tinh vi, đã sản
sinh một số tác phẩm gây kinh ngạc được phân bố rộng rãi về địa lí cũng
như về thời gian. Ngược lại, việc khắc chạm, từ những chất liệu đa dạng
như là đá, gỗ, xương, và gần đây hơn là nhựa cứng (plastic), bị giới hạn
nghiêm ngặt bởi khối nguyên thủy mà công việc chỉ là đục đẽo để loại bỏ
bớt. Bức tượng Bàn tay của Thượng đế (The Hand of God) - (Hình 19) của
Rodin cho thấy quy trình loại bỏ bớt của việc khắc chạm đã ‘phơi mở’ dần