DẪN LUẬN VỀ LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT - Trang 130

dần tạo phẩm. Những dấu vết đục đẽo vẫn còn có thể thấy trên cẩm thạch,
cho thấy quy trình khắc chạm là một công việc tinh tế chậm rãi cho tới sự
hoàn thiện.

Đúc khuôn là một kĩ thuật tái tạo nhân bản từ một nguyên mẫu có thể

được tạo kiểu bằng nhào nặn, chạm khắc, hoặc thiết dựng, nhưng nó cũng
có những hiệu ứng riêng khác với những kĩ thuật khác. Những tác phẩm
nặng nề bằng đất sét hoặc bằng đá vốn đòi hỏi sự chống đỡ phức tạp nay có
thể đứng vững với chất liệu có trọng lượng nhẹ hơn của kim loại đúc khuôn
rỗng.

Chất liệu đồng thau cho phép một sự tự do khá lớn trong việc xây

dựng bố cục tác phẩm. Người Hy Lạp đã tỏ ra xuất sắc về điêu khắc bằng
đồng như được thấy trong một vài tác phẩm còn tồn tại, chẳng hạn pho
tượng Thần Zeus ở Artemisium (The Zeus of Artemisium) trong Bảo tàng
Quốc gia ở thủ đô Athens và pho tượng Người đánh xe của đền Delphi
(The Delphic Charioteer)
trong Bảo tàng ở Delphi. Quay về với pho tượng
Apollo Belvedere, chúng ta có thể thấy việc sao chép một tác phẩm bằng
đồng trong một chất liệu khác - ở trong trường hợp này là cẩm thạch - thể
hiện những phẩm tính khác biệt của các chất liệu. Điều này không chỉ ở
trong những hạn từ về bố cục mà còn cả ở trong hiệu ứng tổng thể: màu
trắng tinh khiết của cẩm thạch (trong chất liệu này, chúng ta được biết phần
lớn những điêu khắc Hy Lạp cổ đại ngày nay) chắc hẳn tương phản với
nguyên bản Hy Lạp bằng đồng rực sáng, có lẽ một phần được phủ bằng
gấm vóc và những vòng hoa. Người Hy Lạp, và người Trung Hoa, đã tỏ ra
thiện nghệ với quy trình sáp chảy (tiếng Pháp là cire perdue; tiếng Anh là
lost wax) của việc đúc khuôn đồng. Những nhà điêu khắc thời Phục hưng ở
Ý đã làm sống lại kĩ năng về đúc khuôn đồng, như được thấy trong những
cánh cửa Lorenzo Ghiberti mở vào Tòa bí tích thánh tẩy của nhà thờ San
Giovanni ở Florence nước Ý, được biết như là Những cánh cổng của thiên
đàng (Gates of Paradise).
Sự mô tả kinh điển về việc đúc khuôn đồng thời
Phục hưng được thấy trong cuốn Tự truyện (Autobiography) của Benvenuto
Cellini (1558-1562).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.