động, ánh sáng, và tốc độ trong mọi loại hiện tượng thị giác từ quảng cáo
tới thực tại ảo (virtual reality), với một sự nhấn mạnh vào sinh hoạt hàng
ngày. Tôi không phủ nhận tầm quan trọng của những hình ảnh này, cả sự
thu hút rộng khắp của chúng. Thậm chí tôi còn gợi ý rằng nhân vật Mario
của trò chơi Anh em nhà Mario siêu nhân/ The Super Mario Brothers (Hình
3) cũng quen thuộc như là bức tranh Mona Lisa của danh họa thời Phục
hưng Leonardo da Vinci - nếu không phải là còn hơn thế đối với những thế
hệ nhất định. Ở đây cũng quan trọng là cần phân biệt giữa văn hóa thị giác
và văn hóa đại chúng. Nghệ thuật có thể trở thành văn hóa đại chúng -
không chỉ trong cung cách chúng vừa thảo luận, mà còn qua sự đón nhận
nó vào những cung cách khác. Chúng ta lấy thí dụ bức tranh Cánh đồng
lúa/ The Cornfield (1826; Hình 4). Một cuộc trình bày gần đây về tác phẩm
tại Phòng tranh Quốc gia (National Gallery) ở London cho thấy hình ảnh
này về đồng quê nước Anh đã được sử dụng trên một loạt món hàng như
hộp bánh bằng thiếc và những cuốn lịch, cũng như các bích chương và các
ảnh in. Trong cung cách ấy, văn hóa thị giác có thể nói là bao gồm một
phạm vi rộng rãi của đề tài bên ngoài định nghĩa về nghệ thuật cao cấp.
Thực vậy, mặc dù văn hóa thị giác và những phương pháp của nó chủ yếu
được liên kết với sản xuất nghệ thuật gần đây hơn - trong ý nghĩa rộng nhất
của nó - sự tiếp cận với nó cũng là một đường lối hữu hiệu tương đương để
chất vấn về những chế phẩm từ các thời kỳ sớm hơn. Chẳng hạn, phạm trù
chuyên biệt về mỹ thuật không nhất thiết được sử dụng để mô tả nhiều đối
tượng được sản xuất trong thời Trung cổ. Vậy nên có một sự cộng hưởng
giữa những người nhìn nhận văn hóa thị giác trong các thời kỳ đứng ở bên
này hoặc bên kia sự thống trị của mỹ thuật, hay nghệ thuật cao cấp trong
văn hóa phương Tây.