Hình 12. Lạc đà Trung Hoa bằng ngọc bích màu vàng lục, triều Đường hoặc Tống sơ kỳ thế kỉ thứ 8
đến thế kỉ thứ 10 thuộc Công nguyên.
Như trong các nền văn hóa phương Tây, nghệ thuật ở Trung Hoa có
một sự đa dạng về các chức năng xã hội liên quan tới cái chết, cuộc sống
cung đình, và tông giáo, cũng như là một tạo nghĩa về sự giàu sang và sự
kiệt xuất, đồng thời là một hàng hóa có thể buôn bán được. Điều thiết yếu
để ghi nhớ ở đây là những giá trị mà chúng ta có thể đặt trên một đối tượng
nhất định có thể khác biệt với những giá trị được áp dụng bởi xã hội đã sản
sinh ra nó. Điều này cũng đúng đối với hệ cấp về tầm quan trọng mà chúng
ta có thể thỏa thuận cho những phương tiện nào đó đối với các phương tiện
khác.
Điều này dẫn tôi tới địa hạt thứ ba của sự cứu xét trong chương này.
Tôi muốn nói về quy điển và ảnh hưởng của nó đối với việc viết lịch sử
nghệ thuật. Ý niệm về quy điển đã được nhắc tới trong cứu xét của chúng ta
về lịch sử nghệ thuật nữ quyền và nghệ thuật ngoài phương Tây, đặc biệt là
đối với những thành kiến và những sự ưa chuộng mà chúng ta có khuynh
hướng đưa tới các hình thức nghệ thuật ấy. Tiêu điểm ở đây là về cung cách
chúng ta viết về những gì được mô tả như là nghệ thuật sơ khai hoặc ngây
ngô. Có hai đường lối chủ yếu để thưởng ngoạn và viết về nghệ thuật ‘sơ
khai’. Cách thứ nhất là chủ nghĩa sơ khai hay chủ nghĩa nguyên thủy