Hàn lâm viện Hoàng gia London và nhiều thứ tương đương ở châu
Âu, đáng kể là Salon Paris, tổ chức những cuộc trưng bày và bán tác phẩm
của các thành viên - một thực hành còn tiếp diễn cho tới ngày nay. Nhưng
còn hơn thế là một mối quan tâm về nghệ thuật trở nên được gần gũi hơn
với công chúng. Mãi cho đến lúc này, bộ trưng bày các vật hiếu kỳ và
những sưu tập tư nhân được giữ trong gia đình hoặc trong các cung điện
hoàng gia chỉ có một số người được mời tới chiêm ngưỡng. Đến thế kỉ 18,
những cuộc trưng bày cho công chúng và các bảo tàng được xã hội yêu cầu;
sự tăng trưởng của thị trường nghệ thuật đã làm thay đổi mối quan hệ giữa
nghệ thuật và công chúng. Những nhà sưu tập tư nhân, nghiệp dư với bộ
trưng bày các vật hiếu kỳ bị chiếm chỗ bởi một thị trường nghệ thuật ngày
càng chuyên nghiệp, đề cao sáng tạo. của các nghệ sĩ qua những cuộc triển
lãm và sự tăng trưởng các thiết chế quốc gia. Sự trao tặng từ các bậc quân
vương, các ông hoàng, và giới tinh hoa đã góp phần xây dựng những bộ
sưu tập này và đảm bảo thế giá của quốc gia; nhưng song song với nó là
những bộ sưu tập tư nhân trở nên sẵn sàng cho một công chúng ngày càng
mở rộng. Điều này cũng có thể được xem như một hình thức của di sản
quốc gia và của một chính quyền tốt. Trong nửa sau của thế kỉ 18, những
bộ sưu tập tư nhân của các ông hoàng được mở ra cho công chúng khắp
châu Âu, ở Paris tại Pháp, Rome, Florence tại Ý, Dresden tại Đức, và
Stockholm tại Thụy Điển. Vấn đề quan trọng là chúng ta thấu hiểu rằng đây
không phải là những bảo tàng được mở ngỏ để tiếp cận như những thứ
chúng ta quen thuộc ngày nay. Nhưng đây là lần đầu tiên một sự tuyển chọn
rộng rãi về nghệ thuật được dành cho một công chúng đông đảo hơn rất
nhiều.
Một trong những viện bảo tàng công cộng đầu tiên, như cách chúng ta
hiểu về từ ngữ này, là Louvre ở Paris, được thành lập năm 1793 khi cuộc
Cách mạng Pháp lên đến cao điểm. Việc mở ngỏ bộ sưu tập hoàng gia về
những kho báu nghệ thuật và ngay chính cung điện hoàng gia cho công
chúng vào xem được coi như đại diện cho những lí tưởng về tự do, bình
đẳng, và tình huynh đệ đã làm nền cho cuộc cách mạng. Nhưng chẳng bao