trong những hạn từ về nghệ thuật và về tiền bạc. Nhưng một khi tác phẩm
của những nghệ sĩ như Damien Hirst hay Tracy Emin đã trở nên thành phần
của một bộ sưu tập nghệ thuật, dù thuộc công cộng hay tư nhân, chúng bứt
phá ngang ranh giới giữa nghệ thuật và lịch sử nghệ thuật.
Chúng ta có khuynh hướng chấp nhận rằng nếu một đối tượng đã được
bán hoặc tặng cho một bảo tàng lớn là nó được ban cho một vành hào
quang của quyền uy và địa vị. Thiết chế này hoạt động thay mặt xã hội để
thừa nhận nghệ thuật hoặc để thông giải tác phẩm như là nghệ thuật và rồi
giới thiệu nó với công chúng. Điều đó có thể chẳng phải luôn luôn là một
tiến trình thẳng tuột. Những dị nghị về việc mua bán nghệ phẩm thường
xuyên xảy ra. Nghệ sĩ thuộc trường phái tối giản (Minimalism) Carl Andre
là một trường hợp được đặt thành vấn đề. Vào năm 1967, Andre, vốn là
một nhà điêu khắc, làm tràn ngập Dwan Gallery ở Los Angeles bằng những
tảng bê tông rồi sau đó tháo gỡ các tấm khuôn chữ nhật, vậy là để lại các
hình dạng ‘âm’. Tác phẩm điêu khắc của ông được định nghĩa bằng không
gian bị cắt nát, tương quan với phòng tranh. Sự thăm dò về mối tương quan
giữa đối tượng và phòng tranh còn được Andre đẩy xa hơn vào năm 1976
trong một chuỗi tám bức điêu khắc mang tên Equivalent I-VIII được làm
bằng những viên gạch chịu lửa. Hình dạng của những tác phẩm này liên
quan tới những hình dạng âm mà Andre đã tạo ở Los Angeles. Phòng tranh
Tate, khi ấy còn mang tên đó, đã mua tác phẩm Equivalent VIII. Sự la lối
của công chúng về việc sử dụng công quỹ để mua 120 viên gạch được chế
tạo sẵn thật lớn tiếng và dai dẳng. Ngoài ra, sự kiện tác phẩm điêu khắc vừa
dài vừa thấp sát sàn nhà - dễ dàng bị bỏ sót khi nhìn lần đầu - đã khiến nó
chẳng mấy thu hút tức khắc về mỹ học. Nhưng Andre đưa ra lời phát biểu
về sự trông chờ theo truyền thông là điêu khắc phải thẳng đứng và có hình
tượng. Hơn nữa, tác phẩm của ông lấy hình thức từ những không gian của
phòng tranh, và sự trưng bày bức điêu khắc Equivalent VIII ở Phòng tranh
Tate đã ban cho nó địa vị của tác phẩm nghệ thuật.
Mối quan hệ giữa bảo tàng và công chúng, vậy là, thực sự hết sức
phức tạp. Một mặt, những người giám tuyển và giám đốc bảo tàng chỉ có