gian cho tác phẩm của một nghệ sĩ đơn nhất và đã bứt khỏi sự bài trí tuyến
tính các tác phẩm, để cố tạo ra một trải nghiệm về phòng tranh trước hết
mang tính thị giác. Có thể nhận ra ở đây một sự tương đồng rõ rệt giữa
những phương pháp trưng bày nghệ thuật hiện đại và đường lối mà các bộ
lịch sử về nghệ thuật hiện đại được viết. Trong Chương 2, tôi đã viết về
Clement Greenberg và những ý niệm của ông về địa vị của tác phẩm tiền
phong (avant-garde); chúng ta có loại sùng bái vị ‘anh hùng’ ấy trong các
phòng tranh. Cá nhân nghệ sĩ hiện đang sống và vẫn sản sinh tác phẩm, có
thể phát hiện bản thân mình, nam hoặc nữ, trong một không gian trưng bày
nơi họ cảm thấy tác phẩm của họ là thành phần của không gian đó.
Song song với những bộ sưu tập trường tồn trong các bảo tàng và
phòng tranh, một số cuộc triển lãm đặc biệt thường du hành từ xứ sở này
sang xứ sở khác hoặc xuyên qua các châu lục, đem lại cho công chúng sự
tiếp cận với một phạm vi thậm chí còn rộng hơn nữa về các đối tượng nghệ
thuật. Lịch sử nghệ thuật có thể được giới thiệu trong một cung cách hoàn
toàn khác biệt với những trưng bày. Các giám tuyển có thể theo đuổi những
chủ đề hoặc những ý niệm hoặc cuộc đời của một nghệ sĩ được rút ra từ các
bộ sưu tập khắp thế giới, miễn là những thiết chế sở hữu các tác phẩm đó
sẵn lòng cho mượn. Những loại triển lãm này là phương thức quan trọng để
lịch sử nghệ thuật có thể được giới thiệu và chúng đã tác động đến cách
chúng ta suy nghĩ về chủ đề. Một trong những thí dụ nổi tiếng nhất về
tương tác giữa những cuộc triển lãm và lịch sử nghệ thuật là cuộc trưng bày
được tổ chức vào năm 1910-1911 bởi sử gia và nhà phê bình nghệ thuật
người Anh Roger Fry, người đã trở lại Anh sau khi làm giám đốc Bảo tàng
Thủ phủ Nghệ thuật ở New York trong 5 năm. Cuộc triển lãm bao gồm
những tác phẩm của Van Gogh, Gauguin, và Cezanne, tất cả đã sáng tác
trong những phong cách rất khác biệt. Fry đặt tên cho cuộc trưng bày là
‘Manet và những nhà hậu-ấn tượng’ (Manet and the Post-Impressionists),
do đó đặt tên cho một phong trào nghệ thuật ‘mới’ ngày nay vẫn còn là một
chủ đề rất đại chúng trong lịch sử nghệ thuật. Cái tên mới, hoặc phạm trù
phân loại mới này thậm chí còn được người Pháp tiếp nhận và được chuyển