với bất kỳ quan điểm nào về sự vật cố gắng bằng mọi cách xác định cho
chúng một ý nghĩa; và đó cũng là cách ông quan niệm về đạo đức trong
thời kì này, không gì hơn là một tập hợp các mưu mẹo khéo léo để thuyết
phục mọi người rằng cư xử tốt sẽ dẫn đến thành công. Kết thúc GM, ông
cho phép mình hy vọng ‘đạo đức ấy, không nghi ngờ gì, sẽ dần dần bị hủy
hoại’. Nhưng ông không thể tin điều đó. Vì rất nhiều đoạn trong GM được
dành để chỉ ra những cách thức vô cùng hữu hiệu trong đó các tu sĩ, những
người, tất nhiên, không cần phải thực sự làm việc cho Giáo hội, xoay xở để
giữ cho đạo đức này tiếp tục. Và vì chúng ta trở nên nhỏ mọn hơn - mà nếu
không có Kitô giáo thì có khả năng trở nên lớn hơn, nhưng hầu như chắc
chắn chúng ta vẫn sẽ đeo bám thứ đạo đức dựa trên Kitô giáo, cho rằng chỉ
cần một vài điều chỉnh là nó có thể mang lại thiên đường của chủ nghĩa vị
lợi trên trái đất - chúng ta thậm chí mất khả năng thừa nhận sự vĩ đại, giả
như nó vẫn còn tồn tại. Đạo đức nô lệ đã chiến thắng. Chúng ta bằng lòng
làm nô lệ ngay cả khi không có chủ nhân. Phần cuối cùng rực rỡ của GM
tổng kết tất cả mà không cần đơn giản hóa hay lướt qua:
Con người, loài dũng cảm nhất trong các động vật và quen thuộc
nhất với đau khổ, không phản đối đau khổ theo đúng nghĩa; hắn ao
ước nó, thậm chí hắn còn tìm kiếm nó, với điều kiện hắn được chỉ cho
thấy một ý nghĩa ở nó, một mục đích của đau khổ. Sự vô nghĩa của
đau khổ, chứ không phải chính đau khổ, là lời nguyền đặt lên nhân
loại cho đến nay - và lý tưởng khổ hạnh mang ý nghĩa đến cho con
người! Nó chính là ý nghĩa duy nhất được đưa ra cho đến nay; bất kỳ
ý nghĩa nào cũng tốt hơn so với không có gì cả… con người được cứu
nhờ đó, hắn có một ý nghĩa, hắn không còn giống như một chiếc lá
bay trong gió… bây giờ hắn có thể sẽ muốn một cái gì đó; thoạt đầu
không thành vấn đề để làm gì hay tại sao, với điều hắn muốn: ý chí tự
nó đã được cứu vớt.
Chúng ta không còn có thể che giấu chính mình điều được thể hiện
bởi tất cả sự quyết tâm mà nó lấy phương hướng từ lý tưởng khổ hạnh: