như vào lúc kết thúc, khi ông khảo sát toàn bộ phạm vi trải nghiệm nghệ
thuật, tác phẩm có ý nghĩa nhất với ông, là trong BT, Triston und Isolde.
Chắc chắn ông không bao giờ có được bài tán dương nào hùng hồn hơn
những giải thích của ông về các ảnh hưởng cửa nó - vẫn tiếp tục - đối với
ông. Cuộc công kích Wagner như một nghệ sĩ suy đồi, khi miêu tả bằng
những kích thước thần thoại các nhân vật ở Flaubert, có thể là quá dễ dàng
để sử dụng một câu tu quoque (anh cũng thế): ‘Chuyển vị thành kích thước
khổng lồ, Wagner dường như không quan tâm đến bất kỳ vấn đề nào khác
ngoại trừ những vấn đề hiện đang làm bận tâm các nghệ sĩ suy đồi kích
thước nhỏ bé của Paris. Luôn luôn cách bệnh viện năm bước. Tất cả đều là
những vấn đề hoàn toàn hiện đại, hoàn toàn đô thị. Đừng nghi ngờ nó’
(CW9). Còn Nietzsche? Chắc chắn là ông đang tuân thủ các qui trình trong
bệnh viện.
Luận chiến thứ hai chống Wagner, Nietzsche chống Wagner (Nietzsche
contra Wagner), tập hợp một vài phần từ những cuốn sách trước đó của
Nietzsche, từ HAH đến BCE, với một chút thay đổi. Nó được Walter
Kaufmann ca ngợi một cách lạ lùng là ‘cuốn sách có lẽ là đẹp nhất của
Nietzsche’, không phải để nói rằng nó không chứa những đoạn văn đẹp đẽ,
nó là một album hơn là một tác phẩm có tổ chức và dù sao cũng chỉ có hai
mươi trang. Cũng như bất cứ thứ gì khác, nó là một phần của hành vi tự
thần bí hóa của Nietzsche. Trong đó, ông thể hiện mình như ‘kẻ tội đồ với
người Đức’, mà Wagner là sự tương phản rõ ràng với những người còn lại,
cho đến khi ông ta cũng ‘đột nhiên chìm xuống, bất lực và tan vỡ trước cây
thánh giá Kitô giáo.’ (NCW. ‘Tôi đã đoạn tuyệt với Wagner như thế nào’,
1). Ông miêu tả Wagner là sự đối lập vĩ đại với bản thân mình, những gì
ông ta có thể đã trở thành nếu ông ta không có sức mạnh để nhận ra những
nguy cơ liên quan trong việc là một nhà lãng mạn hoàn toàn. Mức độ hiểu
biết sâu sắc về âm nhạc, nhạc kịch Wagner, bản chất năng lực sáng tạo của
Wagner, là đáng kinh ngạc, và việc tập hợp tất cả trong những đoạn vần này
làm tăng thêm tác động của chúng. Hơn bất cứ điều gì khác, nó minh chứng
cho tình yêu vĩnh cửu của Nietzsche với những thứ bị cấm.