Có thể quả quyết điều đó thậm chí còn là sự thật nhiều hơn với Kẻ
Phản-Kitô (The Antichrist), cuốn sách mà giữa những bút chiến gay gắt
nhưng hiệu quả của nó, đã miêu tả chân dung của Chúa Kitô như ‘nghệ sĩ
theo trường phái tượng trưng vĩ đại, [trong đó] ngài chỉ chấp nhận những
thực tại bên trong là thực tại, là chân lý - và ngài coi những cái còn lại, tất
cả mọi thứ tự nhiên, thời gian, không gian, lịch sử, chỉ như những dấu hiệu,
những cơ hội cho dụ ngôn’ (A 34). Đoạn này, như thường lệ, đạt đến đỉnh
cao trữ tình ngây ngất khiến người ta tự hỏi làm sao Nietzsche lại có thể bỏ
cuộc. Ông nghĩ ra nó qua cuộc tấn công vào thế giới Kitô giáo mà
Kierkegaard có thể hãnh diện, và một cuộc tấn công khác vào Thánh Paul
mà ông phản đối kịch liệt. Nhưng sự phẫn nộ của Nietzsche đối với những
gì mà các tu sĩ đã làm với các giáo huấn của Chúa Kitô là hết sức thú vị
trong sự đam mê của nó, biểu hiện sự chán ghét của ông đối với những gì
hủ bại. Và ông tiết lộ: ‘chỉ có sự thực hành Kitô giáo, sống cuộc sống như
người đã chết trên thập tự giá, mới là người Kitô giáo. Một cuộc sống như
vậy ngày nay vẫn còn có thể, thậm chí với một số người nào đó còn là tất
yếu: Kitô giáo nguyên thủy chân chính vẫn có thể có ở mọi thời đại’ (A
39). Nhưng không phải với những con người mạnh mẽ, bởi vì nó phụ thuộc
vào đức tin. ‘Đức tin làm nên chân phúc: do vậy nó dối trá’ (A 50). Đây là
từ một Nietzsche Thanh giáo thâm căn cố đế, người nghĩ rằng ‘sự nghi ngờ
lớn nhất về một ‘chân lý’ phải nảy sinh khi xúc cảm lạc thú xen vào cuộc
tranh luận về câu hỏi ‘Chân lý là gì?’ (A 50). Người ta có lẽ sẽ đồng ý, mặc
dù Nietzsche dường như đang tạm thời trì hoãn nghi vấn của ông về khát
vọng chân lý. Và trước đó trong cùng cuốn sách, khi đang thực hiện một
cuộc tấn công tàn phá vào đạo đức học của Kant, ông viết ‘Một hành động
theo bản năng sống đòi hỏi được chứng minh là chân lý bởi những niềm vui
đi kèm với nó, thế nhưng nhà hư vô này [Kant] với tâm hồn giáo điều Kitô
giáo lại coi niềm vui là một thứ bị phản đối. Cái gì có thể tiêu diệt chúng ta
nhanh chóng hơn là làm việc, suy nghĩ, và cảm nhận mà không có bất kỳ
nhu cầu bên trong nào, không có bất kỳ sự lựa chọn cá nhân sâu xa nào,
không có niềm vui - như một cỗ máy ‘bổn phận’?’ (A 11). Mặc dù không
có mâu thuẫn rõ ràng ở đây, nhưng có sự căng thẳng đặc trưng giữa