xoáy, cuốn đi bởi cảm xúc mãnh liệt từ sự hăng hái lạ lùng và khao khát
đương đầu với thật nhiều chủ đề trong một khoảng thời gian ngắn ngủi,
nhưng lại hóa trang như một giải thích lịch sử vì sao bi kịch Hy Lạp chỉ tồn
tại trong thời gian ngắn ngủi như thế, và lập luận rằng nó đã được tái sinh
mới đây trong các tác phẩm ở độ chín của Richard Wagner. Nietzsche từng
là người hâm mộ cuồng nhiệt một số vở nhạc kịch của Wagner khi thấy bản
tổng phổ vở Tristan und Isolde mà ông và một vài người bạn đã chơi trên
piano và hát theo khi mới mười sáu tuổi (EH 11.6; hoặc xem Love,
Frederick R., 1963). Ông đã gặp nhà soạn nhạc và người sau này là người
tình của Wagner, Cosima, con gái của Liszt, vào năm 1868, và trở thành
người bạn thân thiết của họ vào năm 1869, đến thăm họ thường xuyên
trong những năm họ sống ở Tribschen bên hồ Lucerne. Không nghi ngờ gì
là toàn bộ chủ đề của BT được thảo luận thường xuyên trong những lần
viếng thăm đó, và Wagner đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển một số
luận điểm trung tâm của nó (Silk và Stem, 1981: Ch.3), nhưng ông ta và
Cosima vẫn cảm thấy bối rối khi nhận được bản in cuốn sách. Mặc dù
Wagner, người yêu thích những suy luận giả lịch sử, có thể có nhiều ảnh
hưởng, nhưng trong cuốn sách có khá đủ những điều mới mẻ để ông thấy
nó là một sự mặc khải.
Nói chung, những độc giả đồng cảm với cuốn sách thường lấy làm tiếc
rằng mười phần cuối cùng của nó chủ yếu dành để xem xét nghệ thuật của
Wagner như là sự tái sinh của bi kịch Hy Lạp. Những phần này với họ
dường như phi lý, họ còn cảm thấy nó làm giảm giá trị cuốn sách và đi
chệch khỏi sự thống nhất vốn có của hai phần đầu. Nó hầu như hoàn toàn
bỏ qua điểm cốt yếu trong nỗ lực của cuốn sách, và của những gì Nietzsche
dành cả cuộc đời mình để thể hiện. Điều làm cho BT trở thành khởi đầu
không thể thiếu cho sự nghiệp văn chương của Nietzsche, với những ai
muốn hiểu về sự thống nhất nền tảng trong những quan tâm của ông, thì đó
là cách ông bắt đầu với một loạt các chủ đề dường như xa xôi với thời hiện
tại, nhưng dần dần bộc lộ ra rằng mối quan tâm cơ bản của ông là văn hóa,