việc ném ra một ánh mắt quyến rũ. Để làm ta đau khổ thì nó phải ban
cho ta một niềm vui. Trái lại, những cảm giác nhẹ nhàng hơn sẽ có vẻ
nhạt nhẽo; dường như chúng ta luôn thích những bất mãn mãnh liệt
hơn là một niềm vui yếu ớt.
(HAH I. 606)
Nó khá sâu sắc, và tạo ra một cảm giác, chứ không phải là một cú sốc,
của sự thừa nhận, ở nơi nào khác, sự chính xác có thể là đau đớn: ‘Buộc
mình phải chú ý. - Ngay khi ta nhận thấy rằng bất cứ ai buộc mình phải chú
ý khi kết bạn và trò chuyện với ta, ta đều có một bằng chứng chắc chắn
rằng người ấy không yêu chúng ta hoặc không còn yêu thương chúng ta’
(HAH II.247).
Viết HAH, một cuốn sách mà Wagner cho biết khi nhận được một bản
có chữ ký của tác giả, ngày nào đó Nietzsche sẽ phải cảm ơn ông ta vì ông
ta đã không đọc nó, tiết lộ cho Nietzsche một số khía cạnh của bản thân
ông mà ông chắc sẽ hài lòng để khám phá. Trước hết, Nietzsche thuộc về
một chủng loài hiếm mà không có gì của nó bị phí phạm. Phạm vi kinh
nghiệm của ông, trong nhiều khía cạnh, là cực kỳ hẹp, nhưng nó cũng đủ để
ông xem xét nền văn hóa và những người quen biết, và tạo ra những giải
thích toàn diện một cách gay gắt về họ. Trong Ecce Homo, cuốn tự truyện
kỳ lạ mà trong đó tâm trạng thay đổi đến chóng mặt giữa khải huyền và
giễu cợt, ông tự chúc mừng mình vì có một khứu giác nhạy bén, một giác
quan mà các triết gia thường có xu hướng ít chú ý tới. Biểu hiện tàn phá
đầu tiên về tính nhạy bén của nó là trong HAH. Thứ hai, nó cho thấy rằng
ngay cả trong hoàn cảnh khốn khổ và thiếu thốn, ông vẫn có thể làm việc
một cách xuất sắc, đó là một phẩm chất tự sinh. Như trong BT, người ta
cảm thấy chính xung lực của văn bản đã tạo ra phần lớn những gì ấn tượng
nhất trong nó. Thứ ba, và quan trọng nhất, ông đã có thể bàn về các chủ đề
từng gây ra cho ông nỗi đau lòng mà không thể hiện chút thù oán nào: HAH
là tác phẩm mà trong đó ông đã chứng minh, điều mà ông còn chưa ủng hộ,