rằng có thể biến những chuyện đau lòng nhất từng xảy ra thành những mục
đích tốt, và thể hiện tinh thần cao quý mà không cần phải quảng cáo với
chúng ta rằng đó là những gì ông đang làm, xu hướng được thể hiện trong
một vài tác phẩm sau này của ông.
Cuốn sách tiếp theo của Nietzsche, Rạng đông (Daybreak), có phụ đề
‘Những suy nghĩ về định kiến đạo đức’, tiếp tục cách thức của HAH, nhưng
đánh dấu một khởi đầu rất quan trọng trong nội dung, và giống nhiều hơn
với những tác phẩm về sau. Khoảng thời gian giữa năm 1878, khi HAH
được xuất bản mà hầu như chẳng được mấy quan tâm, và năm 1880, khi
ông viết D, lối sống của ông đã thay đổi hoàn toàn, và lối sống trong thập
kỷ tiếp theo bắt đầu. Hầu hết bạn bè đều bối rối với sự đổi hướng này, và
ông xa lánh tất cả, trừ những người gần gũi nhất. Vài năm sau, vào năm
1879, ông từ chức giáo sư ở Basle, sinh viên đã không còn đến nghe những
bài giảng của ông nữa. Trong năm đó, ông cũng có tới 118 ngày mắc chứng
đau nửa đầu nghiêm trọng, khiến ông mất khả năng làm việc. Sức khỏe của
ông bị tàn phá bởi những cuộc tấn công kết hợp của bệnh kiết lị và bệnh
bạch hầu mà ông đã liên tục mắc phải trong năm 1870, khi phục vụ như
một lính quân y trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ; và rất có thể ông lây
bệnh giang mai từ một gái mại dâm nào đó trong những năm cuối thập niên
1870, khi ông đang ở Ý, cuối cùng đã dẫn đến chứng điên loạn và tê liệt.
Từ đó về sau, ông sống nay đây mai đó, tìm kiếm những nơi có thể làm
giảm bớt bệnh tật và cho phép ông có nhiều trạng thái cô đơn nhất để viết.
Những nơi ưa thích của Nietzsche là các thị trấn ở miền bắc nước Ý vào
mùa đông, và dãy núi Alps của Thụy Sĩ vào mùa hè, mặc dù phải đến năm
1882 nó mới trở thành thói quen hàng năm của ông.
Nietzsche đưa một số lời khuyên về việc nên đọc D như thế nào. Dù
nó đến muộn trong cuốn sách: ‘Một cuốn sách như thế này không phải để
đọc thẳng một mạch hoặc đọc lớn lên mà phải đắm mình vào nó, đặc biệt là
khi ra ngoài đi bách bộ hoặc đang trong một cuộc hành trình; bạn phải có
khả năng vùi đầu vào nó và ra khỏi nó hết lần này đến lần khác và phát hiện
ra không có gì quen thuộc xung quanh’ (D 454). Một lời khuyên rất tốt,