4
Đạo đức và những bất mãn với nó
M
ối bận tâm cơ bản của Nietzsche trong suốt cuộc đời là vạch ra mối liên
hệ giữa đau khổ và văn hóa, hay các văn hóa. Ông phân loại và phân lớp
các nền văn hóa bằng cách mà chúng đối phó với sự có mặt của đau khổ ở
khắp mọi nơi, và đánh giá các nền luân lý cũng cùng một tiêu chí. Đó là lý
do tại sao ông thích bi kịch, nhưng lại mất đi sự hứng thú khi cảm thấy nó
không phải là một khả năng đương đại. Đó là lý do tại sao ông luôn bận
tâm một cách đam mê với nhân vật anh hùng, trong cuộc sống chứ không
phải là trong nghệ thuật, và rốt cuộc cần được đặt tên lại là Ubermensch
(tôi sẽ để lại từ này không dịch, vì tôi thấy ‘siêu nhân’ [superman] là vô lý,
còn ‘cao nhân’ hay ‘thượng nhân’ [overman] lại không tự nhiên). Nó là cơ
sở của cuộc tấn công của ông vào siêu hình học siêu việt, và vào tất cả các
tôn giáo chủ trương có một thế giới bên kia. Và, tất nhiên, đó là quan tâm
’hiện sinh’ hằng đầu đối với ông, bởi cuộc sống của ông vốn đau khổ.
Tương tự với mối ưu tư về cách con người xem xét nỗi đau khổ như
thế nào là quan tâm của Nietzsche đến sự vĩ đại hơn là lòng tốt. Vì sẽ
không có sự vĩ đại mà không có thiện chí và khả năng chịu đựng, hấp thụ
và sử dụng một số lượng lớn các cơn đau cho mục đích tốt nhất. Sự vĩ đại,
người ta có thế đoán trước, bao hàm việc đưa nỗi đau vào công việc; còn
lòng tốt thì bao hàm việc cố gắng loại bỏ nó. Tất cả các tác phẩm về sau
của Nietzsche sẽ đều dành cho việc khám phá sự khác biệt sâu sắc này.