Trong D, ông trình bày những phân tích đầu tiên của mình, chứ không phải
chỉ là thăm dò, về các cơ chế của đạo đức, và loại quyền uy mà nó gọi lên.
Để tránh hiểu lầm, cần trích dẫn chi tiết một đoạn từ D, lược bớt đi
nhiều chỉ trích của Nietzsche:
Có hai loại người khước từ đạo đức. - ‘Phủ nhận đạo đức’ - điều
này có nghĩa là, trước hết: phủ nhận rằng các động cơ đạo đức, mà
người ta tuyên bố chúng gây cảm hứng cho hành động của họ, thực sự
đã làm chuyện đó - nó cũng chính là sự khẳng định rằng đạo đức chỉ là
lời nói suông và là một trong số những lừa dối thô thiển hơn hoặc tinh
tế hơn (đặc biệt là tự lừa dối) mà người ta thường làm, và có lẽ là đặc
biệt chính xác với những người nổi tiếng đức hạnh nhất. Sau đó, nó có
thể có nghĩa là: phủ nhận rằng những phán xét đạo đức là dựa trên
chân lý. Ở đây, người ta thừa nhận rằng chúng thực sự là động cơ của
hành động, nhưng theo cách này thì thứ làm cơ sở cho tất cả các đánh
giá đạo đức, buộc người ta phải hành động một cách có đạo đức, lại là
sai lầm. Đây là quan điểm của tôi: mặc dù có lẽ tôi là người cuối cùng
phủ nhận rằng trong rất nhiều trường hợp có một vài lý do để nghi ngờ
rằng quan điểm khác - chẳng hạn, quan điểm của La Rochefoucauld
và những người nghĩ như ông - cũng có thể được biện minh và được
áp dụng phổ biến trong mọi tình huống. Vì vậy, tôi từ chối đạo đức
cũng như tôi từ chối thuật giả kim, tức là tôi từ chối những tiền đề của
chúng: nhưng tôi không phủ nhận rằng có những nhà giả kim thuật tin
vào những tiền đề này và hành động phù hợp với chúng - tôi cũng phủ
nhận sự vô đạo đức: không phải do rất nhiều người cảm thấy mình là
vô đạo đức, mà là do không có bất kỳ lý do thực sự nào để cảm nhận
như vậy. Chuyện đó không có nghĩa là tôi không phủ nhận - trừ khi tôi
là một kẻ ngốc - rằng nhiều hành động được gọi là vô đạo đức cần
phải tránh và chống lại, hoặc rằng nhiều hành động gọi là đạo đức nên
được thực hiện và khuyến khích - nhưng tôi nghĩ rằng một số hành
động nên được khuyến khích và một số hành động khác nên tránh vì