(D 106)
Ông tiếp tục với nhịp điệu cuồng nộ như thế, để lại cho nhà bình luận
nỗi lo lắng liệu có nên diễn giải chi tiết, một công việc đáng giá mà kết quả
sẽ là một cuốn sách dày cộp, nhưng không lớn hơn những cuốn sách bàn về
các công trình như Phê phán Lý tính Thực tiễn của Kant, có lẽ là sự thất
vọng choáng váng nhất trong lịch sử triết học, đến sau cuốn Phê phán Lý
tính Thuần túy, một trong những vinh quang lớn nhất của nó. Dù sao đi
nữa, việc đó là không thể. Sự công kích chính của D, như mọi khi, cũng
nhắm tới rất nhiều đối tượng, trong đó có âm nhạc đương đại, là để chứng
minh tình trạng hỗn độn của đạo đức hiện tại. Như ông diễn đạt một cách
ngắn gọn: ‘Vị lợi - Sự nhạy cảm đạo đức hiện nay là ở những mục đích
chồng chéo mà với một người đạo đức, được chứng minh bằng ích lợi của
nó, trong khi với người khác, lợi ích của nó lại bác bỏ nó’. (D 230).
Điều đáng ghi nhận về D là sự kiềm chế và khiêm tốn trong các tuyên
bố. Không có gợi ý gì về việc Zarathustra sẽ sớm hạ sơn, đập vỡ tất cả các
tấm bảng đạo đức của chúng ta. Hầu hết những ý kiến mà nó nêu ra dường
như không mâu thuẫn, nhưng rõ ràng đó không phải là cách chúng gây ấn
tượng với mọi người. Vì vậy, chúng ta vẫn thấy rất nhiều người, mà các
triết gia cũng ở trong số đó, những người khẳng định, ví dụ, đạo đức là một
hệ thống tự hỗ trợ, không dựa trên thứ gì khác ngoài bản thân nó: rằng đạo
đức được hình thành hợp lẽ (in reason), và có thể chứng minh nền tảng của
đạo đức: tức là, như Nietzsche nói, một đạo đức được chứng minh bằng lợi
ích của nó, hoặc là bị bác bỏ cũng bởi lợi ích. Tranh luận chi tiết về những
vấn đề này là quan trọng, nhưng không liên quan đến việc xem xét sự phát
triển tư tưởng của Nietzsche. Vì tất cả các cuộc tranh luận về đạo đức hiện
rất phổ biến, ít nhất là trong thế giới nói tiếng Anh, giả thiết một loạt những
điều mà Nietzsche phủ nhận. Không ai trong số họ, như tôi biết cho đến
nay, sẵn sàng xem xét những chuẩn mực đạo đức khác nhau nào đó mà
chúng ta gặp phải xuất phát từ những quan điểm trái ngược nhau về bản
chất của thế giới. Ví dụ, thật ngạc nhiên khi nghe các triết gia nói về ‘trực