ưu việt bản thể luận và thuyết giá trị. Thay vì thiên đàng và địa ngục, hoặc
thế giới của những hình thái Platonic không thay đổi, nó giả định thế giới
này là vĩnh cửu qua sự lặp lại vô nghĩa. Trong khi các học thuyết về thế
giới khác tuyên bố rằng thế giới này chỉ giá trị nhờ có liên hệ với một thế
giới khác, thì Quy hồi Vĩnh cửu giả định một cách chọc tức rằng thế giới
này đang bị tước đoạt giá trị bởi một quá trình tương tự mà theo đó một câu
nói được lặp đi lặp lại cho đến khi nó không còn gì hơn một chuỗi âm thanh
vô nghĩa. Trở lại với Kundera: sức nặng được gắn với các sự cố bởi ý tưởng
chúng xảy ra nhiều hơn một lần, trong khi ‘Einmal ist keinmal’ (‘Một lần
tức là không gì cả’, hoặc tốt hơn ‘Hãy thử bất cứ thứ gì hai lần’): nhưng sức
nặng là một chuyện, giá trị là chuyện khác. Kundera, là đệ tử trung thành
của Nietzsche, có được một phép biện chứng khéo léo giữa nhẹ và nặng, ý
nghĩa hay giá trị và vô vọng. Có lẽ, chúng ta nên hỏi xem, liệu chúng ta nên
là rất có ý nghĩa, đánh giá một điều gì đó dựa nhiều hơn vào việc giải thích
tính độc đáo của nó hay vì nó là đại diện, ở ranh giới của một chuỗi vô
hạn? Câu trả lời ngắn nhất là nó phụ thuộc vào tính khí của bạn. Nietzsche,
với tính khí không kiên định, đã ngả về câu trả lời ‘Cả hai’ mà cũng là
‘Chẳng cái nào cả’.
Điều thứ ba trong thuyết giáo cốt yếu của Zarathustra là về Ý chí
Quyền lực (Will to Power). Nó được đề cập đến lần đầu tiên trong chương
‘Về Ngàn lẻ một mục tiêu’ ở Phần I. Nó kể lại Zarathustra đã đi đến nhiều
quốc gia, và thấy rằng mỗi quốc gia đều cần được quý trọng, nhưng đều có
một cái gì đó khác với những người hàng xóm của họ. Và sau đó:
Một tấm bảng điều thiện treo trên đầu mỗi dân tộc. Nhìn kìa, nó là
tấm bảng chiến tích của họ; nhìn kìa, nó là tiếng nói của Ý chí Quyền
lực của họ. Bất cứ cái gì có vẻ cam go với một dân tộc đều đáng ca
tụng: bất cứ cái gì dường như bắt buộc và khó khăn được họ gọi là
thiện; bất cứ cái gì thoát ra khỏi thậm chí nhu cầu sâu xa nhất, hiếm
hoi nhất, khó khăn nhất - được họ gọi là thần thánh.