DẪN LUẬN VỀ NIETZSCHE - Trang 85

Chính là trên cái nền đó mà ông bắt đầu viết TSZ, và những nỗi thống

khổ của ông không nghi ngờ gì đã đóng góp cho phong cách đầy cảm hứng
mà đôi khi làm cho cuốn sách có tính chất cường điệu. Nhưng với nỗi thất
vọng và cô độc, việc nỗ lực thực hiện thuật giả kim của ông đã thành công
một cách ấn tượng. Nỗi đau của ông có lẽ cũng gánh phần trách nhiệm cho
những giọng điệu nước đôi trong nhiều đoạn của TSZ. Nhưng Zarathustra
có xu hướng thiên về những suy sụp, đổ vỡ, hôn mê, và tự nghi ngờ đến
mức tê liệt, tất cả đều làm cho sự đồng nhất của ông ta với tác giả là không
thể cưỡng lại được.

Những mô tả của Nietzsche về TSZ như cho đến nay thì đó là cuốn

sách quan trọng nhất mà nhân loại đã được trao… chỉ ra rằng mặc dù ông
ra sức khuyên các môn đệ của mình hãy chấp nhận nó, nhưng tự phê bình
là không phải kiểu của ông, ít nhất là lúc ấy. Mọi chuyện còn khó khăn hơn
vì việc công bố ba phần đầu tiên của cuốn sách chẳng được để ý đến trong
đời sống văn hóa châu Âu, và Phần IV đã được đưa ra công chúng vào năm
1885 với việc Nietzsche tự chịu chi phí. Nó cho thấy ông đã xa cách với sự
hiểu biết rõ ràng về những người đương thời đến mức ít nhất ông cũng bị
bất ngờ. Nếu những cuốn sách trước đó của ông đã mất tăm mất tích, thì
một tác phẩm sáng tạo hơn theo cách này, cổ kính hơn theo cách kia, hơn
bất cứ thứ gì được tạo ra bởi một ‘triết gia’ kể từ thời Plotinus

*

, liệu có thể

làm được gì?

Plotinus (204 AD-270 AD), triết gia cổ Hy Lạp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.