Thầy Natanson hốt hoảng khi thấy Sơn bị như vậy. Sơn nghe
lời thầy, không tiếp tục làm nữa.
Vào kỳ nghỉ, Sơn trở lại với công việc làm thêm, 8 tiếng một ngày,
công việc của anh là đi thu gom các vỏ chai. Các vỏ chai rượu, vỏ chai
nước ngọt, nước suối… anh gom lại, rửa sạch rồi đem đến các vựa
thu gom hàng tái sử dụng, anh sẽ nhận được một khoản tiền. So với
tiền lương khi làm ở cơ xưởng thì khoản tiền này chẳng là bao,
nhưng công việc này có thể duy trì lâu dài được. Sơn cùng với nhóm
bạn tranh thủ thời gian để làm công việc này. Những ngày đông giá
rét cũng như những ngày hè oi bức, Sơn vẫn làm, anh nhanh chóng
làm xong việc là lại về ký túc xá luyện tập piano, anh chẳng lấy gì
làm mệt mỏi. Vì nếu để dành được một ít tiền, anh có thể gởi về
cho bố, có thể mua đồ ăn cho mình. Trong năm đầu này, anh vẫn
đều đặn đến lớp học, về ký túc xá luyện tập, đi làm thêm, thời gian
ngủ rất ít. Mặc dù vậy, anh vẫn thấy trong lòng hân hoan, không
chút phiền não.
Mỗi năm một lần, Nhạc viện Matxcơva đều có tổ chức một kỳ
thi, bất kể là sinh viên trong nước hay nước ngoài đều thi cùng một
nội dung như nhau. Sơn đã trình bày các tác phẩm: The variations on
a theme of Paganini của Brahms, Sonata cho piano số 21 của
Beethoven, Prelude and Fugue cung Sol trưởng của J.S.Bach. Anh
rất hài lòng với thành quả mà để có được, anh đã phải dày công
luyện tập. Anh đã vượt qua những sinh viên khác một cách thuyết
phục, vươn lên ở vị trí đầu bảng, và còn được đánh giá ở mức cao hơn
là 5+.
Các sinh viên Liên Xô chẳng bao giờ để ý tới các du học sinh của
những nước như là Việt Nam. Và với Sơn cũng vậy, có quy định hạn
chế tiếp xúc với người nước ngoài nên hầu như anh không giao lưu