tiếp, chỉ có thể nghe bài trình diễn qua radio. Từ đó trở về sau tôi
lúc nào cũng muốn vượt qua Gould và lấy đó làm mục tiêu.”
Gavrilov biểu diễn một cách mạnh mẽ sinh động theo điệu nhạc,
nhưng với sự tinh tế, ta có thể thấy anh là người có trái tim dễ bị
tổn thương. Tính cách bộc trực thể hiện qua lời nói ngay thẳng như
những gì suy nghĩ.
“Khi quyết định ghi âm khúc biến tấu Goldberg của Bach, tôi
đã bị sự phản đối của những người xung quanh. Tất cả đều nói với
giọng lo lắng cho tôi khi phải đối mặt với một thách thức lớn.
Nhưng tôi đã vượt qua được. Vì tôi đã luyện tập chăm chỉ trong suốt
5 tháng, mỗi ngày từ 15 tiếng đến 17 tiếng. Tôi cứ luôn nghĩ đến
màn trình diễn của Gould, nhưng tôi cũng có thể làm được như vậy.
Tôi muốn thổi những làn gió mới vào phong cách biểu diễn của
mình”.
Andrei đã trở thành quán quân trong cuộc thi Tchaikovsky, điều
mà nhiều người tham gia trong cuộc thi không ngờ tới.
Andrei Gavrilov và Sơn đã biết nhau tại nhạc viện Matxcơva.
Tính tình cũng như cách cảm thụ âm nhạc của họ hoàn toàn khác
nhau, nhưng họ lại đồng cảm lạ lùng.
Vào năm 1982, hai người đã cùng trình diễn, cùng đánh bốn bản
Concerto bằng hai cây đàn piano khác nhau trong bốn ngày. Để có
được buổi hòa nhạc đó cả hai đã phải tập trung luyện tập hết 45
ngày.
“Sơn này, anh hãy chơi bài đầu tiên của Mozart đi. Bài đó thì có
nhiều nốt cao, sở trường của anh. Quãng giữa tôi sẽ phụ trách”