118
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
Để đối phó lại tình hình này, Tô Hiệu đã phát động cuộc tuyệt thực,
cho dù có thất bại thì “cũng là một sự rèn luyện chí khí, thao dượt tôi
luyện sức chịu đựng. Ít nhất nó cũng làm cho địch chùn tay, không phải
bắt thế nào thì người tù cách mạng phải cúi đầu cam chịu”. Thực dân
đàn áp bằng cách tống những nguời tuyệt thực xuống hầm và không
cho uống nước! Nhưng chúng quên rằng, người trực tiếp liên lạc tù nhân
trong căn hầm nóng ngột ngạt như sấy khô da thịt với sự sống mong
manh bên ngoài là Tô Hiệu. Ủy ban đấu tranh trong tù, xét thấy anh bị
lao trầm trọng nên cho đứng ngoài cuộc tuyệt thực. Hằng ngày, anh vẫn
tìm cách chuyển thông tin bên ngoài và tiếp tế nước uống cho anh em.
Anh làm được điều này nhờ công tác binh vận khôn khéo.
Tuy nhiên, càng ngày sức khỏe của Tô Hiệu càng yếu dần, thân hình
anh gầy rọm, da xanh tái và thường ho ra từng búng máu tươi. Khi anh
ói ra nhiều máu và ngất đi, anh em chạy báo cho cai ngục Le Bon cho
cấp cứu, hắn chỉ trả lời lạnh lùng:
- A! Cứ mặc cho nó mục rữa ra!
Kéo dài cuộc sống như thế này cũng không được, lại làm khổ cho
đồng chí của mình, anh đã nghĩ đến cái chết. Bạn tù với anh, sau này là
nhà văn Hoàng Công Khanh có kể lại giây phút cuối cùng của anh thật
cảm động: “Một buổi chiều tháng 2/1944, biết mình không còn sống
được bao lâu nữa, anh Tô Hiệu đã ngỏ ý với hai anh Trần Khắc Thọ và
Nguyễn Ngọc Dĩnh (những người ở luôn bên anh):
- Về tổ chức nội bộ và công việc cần phải làm sau này, mình đã nói
hết với chi bộ rồi. Mình cũng đã nghĩ kỹ. Chắc chắn mình không thể
sống được. Mình có gan tự tử, nhưng mình không muốn làm điều đó.
Nó để lại nỗi buồn và sự day dứt cho anh em, bởi những người không
hiểu sẽ có những lời bàn tán không hay. Mặt khác địch cũng có thể
đặt nghi vấn, phiền phức. Nhưng cứ sống lay lắt mãi, làm cho anh em
phải vất vả kéo dài một cách vô ích thì mình không muốn. Vậy mình
đề nghị các cậu…
Anh ngừng lại để thở rồi nói tiếp: