116
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
độ chúng tôi đã cạo được mặt, sửa được tóc cho nhau. Tô Hiệu kẹp mẩu
chì đó vào một đoạn đũa tre, mỗi lần viết xong anh lại giấu đi một chỗ
dành cho các tài liệu đặc biệt.
Khuya rét, lúc anh em ngủ yên ắng cả rồi, tiếng ho nhỏ của Tô Hiệu
chỉ thủng thẳng. Cái bóng Tô Hiệu dưới ngọn đèn vàng đục, bên cạnh
bức tường hắc ín rắn đanh như gang như thép và cả tấm cửa sắt sừng
sững im lìm kia, cứ cắm cúi hàng giờ, nhiều khi không nhúc nhích gì
cả. Các bản viết càng về sau, dòng lại càng nhỏ hơn, chữ càng sít hơn.
Trước kia, chỉ có buổi sáng tài liệu mới truyền sang xà-lim phụ nữ, giờ
cả buổi chiều. Trong chúng tôi nhiều anh em đã khẩn khoản nói với Tô
Hiệu để anh em viết thay cho, nhưng Tô Hiệu nhất định không nghe.
Anh bảo: “Không nên! Những tài liệu nhỡ ra có bị khám, lọt vào tay
đế quốc thì chỉ mình bị tra, bị đánh, rồi chúng có kết thêm tội mình thì
cũng chỉ đến hai mươi năm hay chung thân là cùng. Còn anh em kẻ án
nhẹ, kẻ sắp ra, kẻ cần phải giữ bí mật, “tổ chức” phải giữ gìn cho anh
em. Vả lại giờ đây giấy bút còn quý hơn cả vàng ngọc, anh em không
viết quen, không đảm bảo được chương trình”. Ít lâu sau bọn thực dân
phát hiện ra những tờ chỉ thị, truyền đơn… như thế nên giải anh về
Hỏa Lò. Tại đây, dù bị theo dõi rất ngặt, anh vẫn tiếp tục công việc của
mình. Cuối cùng, chúng đày anh lên nơi rừng thiêng nước độc Sơn La.
Di tích nhà tù
Sơn La hiện
nay (2004)