127
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Ngày 21/7/1929, sau khi tham dự Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương lâm thời họp tại nhà Ngô Gia Tự - Nguyễn Phong Sắc, Trần
Văn Cung và Võ Mai được phân công phụ trách Trung kỳ; Trần
Tư Chính (tức Bàng Thống) vào hoạt động ở Nam kỳ để phát triển
cơ sở Đảng.
Khi mới đến Vinh, Nguyễn Phong Sắc - giữ chức bí thư kỳ bộ Trung kỳ
- vào làm lao công trong nhà máy Trường Thi, lấy bí danh Thịnh. Trong
thời gian này, anh đã có những đóng góp tích cực để chuyển các đảng
viên Đảng Tân Việt, hội viên Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí
Hội ở đây trở thành đảng viên Đông Dương Cộng sản Đảng và thành lập
Tổng Nông hội Nghệ An - do anh Phan Thái Ất làm bí thư; Tổng Công
hội Nghệ An do - anh Cát Sửu, công nhân nhà máy diêm Bến Thủy làm
bí thư; Tổng Sinh hội Nghệ An - do anh Nguyễn Tiềm, học sinh trường
Quốc học Vinh làm bí thư.
Từ ngày 3/2/1930, tại Cửu Long - (Hương Cảng, Trung Quốc) lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Ngay trong thời điểm này, Nguyễn Phong Sắc đã triệu tập kỳ bộ Đông
Dương Cộng sản Đảng ở Trung kỳ, Đông Dương Cộng sản liên đoàn ở
Nghệ An và Hà Tĩnh họp tại Vinh để thành lập Phân cục trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung kỳ, do anh làm bí thư. Chính những
nhân tố tích cực này sẽ làm nên một cao trào cách mạng lừng lẫy mà cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: “Xô Viết Nghệ Tĩnh, cuộc khởi
nghĩa vĩ đại làm chấn động nền thống trị của chế độ thực dân và phong
kiến hồi năm 1930-1931, mở đầu phong trào cách mạng đưa đến những
thắng lợi huy hoàng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của giai
cấp công nhân”.
Theo kế hoạch đã định trước, ngay từ đêm 28/4/1930, hàng ngàn tờ
truyền đơn đã được rải rộng khắp các nhà máy, trường học, công sở,
trại lính... kêu gọi quần chúng lao khổ đứng dậy hưởng ứng ngày Quốc
tế Lao động. Thực dân Pháp chưa kịp trở tay thì trong đêm 29/4/1930
lá cờ đỏ búa liềm đã tung bay ngạo nghễ trước dinh công sứ và trên