DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Trang 14

13

TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Ông lấy trong áo một mảnh sành đã giấu sẵn, tự rạch bụng lôi ruột

ra ném trước mặt chúng và dõng dạc hỏi:

- Ruột của tôi đây! Các ngươi xem đoạn nào là bất trung!
Tất cả đều khiếp đảm!
Vẫn khí phách ấy, Nguyễn Cao đã mắng nhiếc bọn tay sai và tố cáo

tội ác của giặc bằng lời lẽ đanh thép. Giây lát sau, từ miệng ông máu ra
xối xả: ông đã cắn lưỡi để tự vẫn! Trước lúc về trời, Nguyễn Cao có để
lại bài thơ Tự phận ca (Bài ca biết phận) bộc lộ tâm trạng bi phẫn của một
tầng lớp nho sĩ trước thời vận mất nước (Lê Xuân Giáo dịch):

Ngán thay tạo vật, cho ta sống làm gì?
Đã không đi được ngàn dặm như ngựa ký
Lại không bay được lưng trời như chim le
Đã không bằng chim cắt một vút tầng mây xanh thẳm
Lại không bằng con báo từng giấu mình trong sắc rằn ri
Ngán thay tạo vật cho ta sống làm gì?
Phải chung sống ở trần cùng với loài dê chó
Không bằng để ta chết cho non sông mà làm ngọc anh quỳnh
chi
Phải chung sống, khác nào u bướu nung núc hành thân khổ
Không bằng chết, mà cùng trời đất bát ngát nhẹ hồn mê
...

Cái chết oanh liệt của ông đã kích động sâu xa đến lòng yêu nước

của sĩ phu thời bấy giờ. Nhiều người đã làm thơ thương tiếc ông. Bài thơ
của danh tướng Tôn Thất Thuyết khóc ông mà nay đọc lại ta cũng ứa lệ
(Trần Huy Liệu dịch):

Trước đây mười năm đã từng biết,
Trọn đời hẹn mình cho khí tiết.
Theo tôi đánh giặc, vùng Bắc Giang,
Nổi tiếng can đảm hơn đồng liệt.
Quyết lòng vì nước lập kỳ công,
Khá tiếc năm nay ông vội chết.
Như ông xem chết nhẹ như chơi,
Chí khí kịp theo các tiên triết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.