15
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
BẠCH XỈ
Trăm năm tâm sự trời soi thấu
Trong lịch sử Việt Nam có những nhân vật lạ lùng, dù sinh ra trong
gia đình “thường thường bậc trung” nhưng họ lại tự xưng là...vua! Mà
họ làm vua thật! Cũng có “bá quan văn võ”, cũng đặt “quốc hiệu”, cũng
có “quốc kỳ” như một vương triều chính thống! Nhưng có điều “vương
triều” này tồn tại không bao lâu, không có ảnh hưởng rộng lớn, không
được chính sử nhắc đến. Đó là trường hợp của Phan Xích Long ở Nam kỳ
hoặc Bạch Xỉ ở Trung kỳ... Tên tuổi họ còn sống mãi với non sông, vì đó
chỉ là cớ chiêu mộ nghĩa quân đánh Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc.
Bạch Xỉ tên thật là Đoàn Chí Tuân (còn có tên Đoàn Đức Mậu), sinh
năm 1855 tại làng Hòa Ninh (nay thuộc xã Quảng Hòa, huyện Quảng
Trạch - Bình Trị Thiên), con trai của cụ Đoàn Chí Thông. Lớn lên trong
gia đình có truyền thống yêu nước và nổi tiếng thần đồng, thiên hạ đặt
nhiều kỳ vọng vào Bạch Xỉ. Với biệt hiệu này có người giải thích là do
ông sinh ra tại chùa Bạch Xỉ, nhưng cũng có cách lý giải là ông lấy câu
sấm Trạng Trình: “Bạch xỉ sinh, thiên hạ thái bình”(bao giờ răng trắng mới
có thái bình). Từ nhỏ, đi học nơi nào các thầy cũng cũng khâm phục trí
nhớ siêu phàm của ông. Nhưng đến năm lên mười thì Bạch Xỉ bỏ học, về
nhà đóng cửa đọc sách, tự học. Năm tháng trôi qua. Lúc ông lớn lên thì
nước nhà đang đứng trước nguy cơ mất vào tay giặc Pháp. Năm 1873,
giặc tấn công Bắc kỳ. Năm 1883, giặc chiếm toàn bộ nước ta. Những
người yêu nước đã nhìn thấy thực trạng: “Tình thế gian nguy/ Cơ đồ tan
nát/ Cũng vì triều đình nhu nhược, tham sinh nên đã đầu hàng/ Để cho quân