16
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
giặc tung hoành, thừa thế ra tay tàn sát.”. Năm 1885, kinh thành Huế thất
thủ, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Cũng như nhiều thanh
niên đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan, Bạch Xỉ ra đón xa giá phò
vua giúp nước:
Trăm năm tâm sự trời soi thấu,
Sánh với người xưa đã rõ ràng.
Nhưng bấy giờ, danh tướng Tôn Thất Thuyết không trọng dụng Bạch
Xỉ, ông bỏ về quê chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp. Ông lập căn cứ ở
vùng núi phía Nam Quảng Bình, cùng kháng chiến với các tướng Hoàng
Phúc, Cao Thượng Chí. Lúc này, Bạch Xỉ tròn 30 xuân. Có ông thầy bói
tên Dư - rất nổi tiếng ở làng Dương Phổ, hạt Hương Khê khuyên ông
nếu lấy vợ trong thời gian này thì sẽ gặp người “vượng phu ích tử”, rất
tốt cho đường công danh về sau. Nghe những lời “tán” ấy, Bạch Xỉ chỉ
cười ha hả và buột miệng đọc:
Nằm không ngủ, ăn không ngon,
Khăng khăng đêm ngày dạ sắt son.
Đã nghĩ một mình nên lấy vợ,
Nhưng thương muôn họ thẩy là... con!
Giọng thơ có khẩu khí rất... “hoàng đế” này xuyên suốt trong toàn
bộ sáng tác văn học của Bạch Xỉ! Rồi, chỉ trong một thời gian ngắn, ông
đã chiêu mộ được khá đông thanh niên trong làng tụ họp dưới ngọn cờ
xướng nghĩa của ông. Cũng tương tự như “hoàng đế” Phan Xích Long,
Bạch Xỉ tung tin rằng mình là người giỏi pháp thuật. Nếu nghĩa quân
Phan Xích Long khi xông trận mặc quần đen, áo trắng, cổ đeo bùa, miệng
đọc thần chú, tay cầm giáo mác dũng cảm đối đầu với hòn tên mũi đạn
thì nghĩa quân của Bạch Xỉ chỉ lấy quạt và gậy làm vũ khí, quạt phẩy làm
cho địch mê man rồi lấy gậy đập chết! Trước lúc ra trận, ông gieo quẻ
âm dương, dùng Kinh dịch để phán đoán tình hình địch và quyết định
giờ giấc, hướng xuất quân! Bên cạnh đó, Bạch Xỉ còn làm khá nhiều thơ
để động viên tinh thần nghĩa quân với giọng khẩu khí. Chẳng hạn, chỉ
là chuyện Quét nhà, nhưng ông hạ bút:
Chỉ sợ muôn dân nhuốm bụi hồng,
Ra tay một trận quét sạch không.