17
TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Đền từ quét tước thêm vui mắt,
Đài các vào ra mới thỏa lòng.
Lũ kiến bất tài xua mái bắc,
Đoàn trùn vô dụng gạt tường đông.
Từ nhà mà nước, mà thiên hạ,
Cũng có tay mình mới sạch trong.
Hoặc chỉ là Bới khoai, nhưng lại là:
Xâm lấn đất ta đã bấy nay,
Anh hùng gặp hội quyết ra tay.
Nhỏ to những mấy vơ ngang củ,
Dài vắn bao nhiêu bứt cả dây.
Không chỉ riêng nghĩa quân mà ngay cả Bạch Xỉ khi sống trong rừng
núi với biết bao thiếu thốn, gian khổ, lại bệnh sốt rét, ghẻ lở... nên phải
bôi thuốc vàng khắp người. Vậy mà, ông lại tức cảnh làm thơ cứ như là
người Tiên, người Phật:
Đi ra ăn khắp nước Lào - Mường,
Tốt phúc trời cho được phát sang.
Đội lốt phong trần, Tiên vẻ ngọc,
Thêm duyên công đức, Bụt mình vàng.
Rồi phong trào kháng chiến ở Quảng Bình thất bại, ông ra Hà Tĩnh
hoạt động ở vùng núi rừng Vụ Quang, Đại Hàm (Hương Sơn). Sau khi
vua Hàm Nghi bị giặc bắt, ông tin rằng vận số đã đến với mình nên
tự xưng là Đại hoàng đế, đặt niên hiệu Văn Lượng. Trong các công
văn gửi cho dân miền núi quanh vùng, ông ký tên Văn Lượng hoàng
đế, còn khi viết thư riêng, ông ký tên Nhiễu Long tiều tử. Khi Bạch Xỉ
đi đâu thì cũng có 28 thủ hạ đi theo - gọi là nhị thập bát tú hộ vệ sao
Tử vi! Sắp xếp xong công việc của “triều đình”, Bạch Xỉ truyền hịch
kêu gọi toàn dân bất kể lương hay giáo đều phải có nhiệm vụ tham
gia kháng chiến. Trong suốt sáu năm trời ròng rã đánh nhau với giặc,
Bạch Xỉ đã tổ chức đội ngũ của mình thành bốn vệ tiền, hậu, tả, hữu
rất có thanh thế trên cùng chiến trường với nghĩa quân của cụ Phan
Đình Phùng. Trong bài thơ tặng cụ Phan, ông khiêm tốn hạ mình (Cố
Nhi Tân dịch):