DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM - Trang 12

11

TẬP 6: DANH NHÂN CÁCH MẠNG VIỆT NAM

thống Bắc kỳ quân vụ đại thần Nguyễn Quang Bích có thơ ca ngợi (Lê
Xuân Mai dịch):

Nguy nan xử trí vẫn thung dung,
Chê kẻ tham sinh, giọng nói hùng.
Mắng giặc người xưa tròn phận chết,
Moi lòng ông cũng tỏ gan trung.
Biết bao thanh giá ngoài khoa bảng,
Còn mãi tinh thần với núi sông.
Quân giặc đứng trông đều hoảng sợ,
Mai này nước sẽ biểu dương ông.

Nguyễn Cao sinh năm 1828 (có tài liệu ghi ông sinh năm 1840 hoặc

1837) tại làng Cách Bi, tục gọi là làng Gạch, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc
Ninh. Nhân cách của người mẹ có ảnh hưởng rất sâu đậm vối cuộc đời
của ông sau này. Ngay từ nhỏ, ông đã có trí thông minh và học giỏi hơn
người. Lúc tỉnh Bắc Ninh tổ chức khảo hạch để lập danh sách thí sinh
được dự khoa thi Hương năm Đinh Mão, thì Nguyễn Cao ở xa nên không
về kịp. Theo quy chế ông không được vào thi. Thế nhưng, do biết tài của
ông nên Bang biện tỉnh vụ Bắc Ninh là Phạm Thận Duật đích thân nói
quan Đốc học Đoàn Huyên châm chước cho trường hợp này. Quan Đốc
học còn ngần ngừ, chưa dám quyết thì Phạm Thận Duật nói lớn:

- Nếu người này không được đi thi thì thủ khoa trường Hà Nội về ai?
Nghe lời quả quyết như thế, quan Đốc học đồng ý cho Nguyễn

Cao được miễn kỳ thi phúc khảo, rồi nói với tỉnh đường ghi tên
ông vào danh sách thi Hương. Quả nhiên năm 1867, Nguyễn Cao
đã đậu đầu trong kỳ thi Hương Đinh Mão tại Hà Nội. Quý mến tài
học của thủ khoa, bấy giờ Phạm Thận Duật có tặng cho hai câu thơ
(dịch):

Khoa Đinh Mão tên đề số một,
Người Quế Dương tài vượt tám ngàn.

Dù đậu cao, nhưng sau đó, ông không ra làm quan mà trở về quê

mở trường dạy học. Khi giặc Pháp tiến quân đánh Bắc kỳ lần thứ nhất,
năm 1873, Nguyễn Cao mộ được hơn ngàn nghĩa quân đánh Pháp ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.