142
BỘ SÁCH KỂ CHUYỆN DANH NHÂN VIỆT NAM
Những năm tháng này, anh bắt đầu được tiếp xúc với tư tưởng yêu
nước qua văn thơ của cụ Á Nam Trần Tuấn Khải, cụ Phan Bội Châu...
Những câu văn trong Hải ngoại huyết thư của cụ Phan mà anh thuộc lòng
vanh vách từng lời từng chữ đã tác động sâu xa đến tâm hồn anh:
“Than ôi! Nước là nước của ta, người là nguời của ta, lòng là lòng của ta,
ai có thể cấm ta thống nhất lại?
Hãy bừng tỉnh giấc! Vùng đứng dậy đi! Ức vạn người một lòng! Xin từ
nay hãy một lòng!
Anh dọn củi thì em thổi lửa, anh chặt cây thì em đắp đường, sức anh không
đủ thì sức em làm thêm, em tính chưa xong thì anh nghĩ tiếp; muôn tiếng í ới
gọi nhau vào rừng, thì trăm phên vách ùn ùn dựng nên nhà. Người đông thì
việc chóng xong, việc gì làm mà không kết quả!”.
Ý thức đoàn kết để mưu sự nghiệp lớn hình thành ở Châu Văn Liêm,
chính là qua những dòng thư viết bằng máu từ nước ngoài gửi về của cụ
Phan. Bấy giờ, tại Sài Gòn, Nguyễn An Ninh - một trí thức lớn hơn anh
dăm ba tuổi mới từ Pháp về, đã ra báo La Cloche fêléle (Tiếng chuông rè)
ø, và diễn thuyết thức tỉnh tinh thần yêu nước trong công chúng... Tất
cả điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến Châu Văn Liêm.
Cuối năm 1924, anh tốt nghiệp và được phân công dạy lớp nhất
trường Nữ Long Xuyên, rồi đầu năm 1926 chuyển về dạy trường sơ
học Chợ Thủ tại quận Chợ Mới (nay thuộc tỉnh An Giang). Khi đến dạy
trường mới, một sự kiện chính trị đã lôi cuốn hàng ngàn quần chúng
tham dự là cái chết của bậc ái quốc Phan Châu Trinh. Thầy giáo Liêm
nhanh chóng vận động đồng nghiệp cùng các em học sinh lập đoàn
đại biểu lên Sài Gòn dự lễ truy điệu. Không dừng lại đó, lúc quay về,
anh lại tiếp tục đứng ra tổ chức buổi lễ khác ở Mỹ Luông (An Giang) -
nhằm đánh thức lòng yêu nước trong công chúng. Cũng trong thời gian
này, nhiều học sinh trường trung học Cần Thơ bị đuổi học vì tham gia
bãi khóa, chống lối dạy nhồi sọ của thực dân trong trường học. Châu
Văn Liêm đã gặp gỡ họ và vận động thành lập Hội học sinh giáo viên
hữu ái ở Long Xuyên. Hội này lấy những tài liệu giảng dạy của trường